Trong văn bản “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn có viết :
“…Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan.
Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng
triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc
lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để
vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai
vạ về sau!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm
đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm
thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…”
( Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2019)
1. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản “Hịch tướng sĩ”? (0,5 đ)
2. Qua hai văn bản “ Chiếu dời đô” và “ Hịch tướng sĩ”, hãy chỉ ra nét giống nhau
và khác nhau giữa hai thể loại Chiếu và Hịch ? (1đ)
3. Xác định các phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên ? ( 0,5đ)
4. Hãy viết một đoạn văn tổng – phân – hợp (khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận
của em về lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện trong
đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định (gạch chân, chú
thích )
1. HCST: ” Hịch tướng sĩ” được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ 2 năm 1285
2. Giống: Đều là thể loại văn học được vua chúa sử dụng
Khác: +) Hịch: Để cổ động, thuyết phục
+) Chiếu : Để ban bố mệnh lệnh
3. BPTT : Liệt kê