Trong văn bản ”Ý Nghĩa Văn Chương” có đoạn: Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy 1 con chim thương rơi xuống bên chân mình.

By Adalynn

Trong văn bản ”Ý Nghĩa Văn Chương” có đoạn:
Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy 1 con chim thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoàn một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
a) Tác giả của văn bản là ai? Nêu xuất xứ của VB.
b) Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là j? Việc đưa câu chuyên trên thể hiện dụng ý gì của tác giả.
c) Trong văn bản, tác giả còn đề cập tới công dụng của văn chương. Công dụng đó là gì?

0 bình luận về “Trong văn bản ”Ý Nghĩa Văn Chương” có đoạn: Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy 1 con chim thương rơi xuống bên chân mình.”

  1. a. Đoạn văn trên trích trong văn bản ” Ý nghĩa văn chương ” của tác giả Hoài Thanh.

    Ý nghĩa văn chương được viết năm 1936 in trong sách Bình luận văn chương, có lần in lại đã đổi nhan đề thành Ý nghĩa và công dụng của văn chương

    b. Luận điểm : Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương của muôn vật, muôn loài.

      Nêu nguồn gốc và công dụng văn chương xuất phát từ tình yêu thương con người.

    c.Công dụng của văn chương  là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha, lay động tâm hồn, giúp ta biết chia sẻ buồn, vui, đau khổ, hạnh phúc… với mọi người, dắt chúng ta sống gần với nhau hơn trong tình nhân ái, tình thương yêu, đoàn kết giữa con người với con người…

    chúc bn hc tốt

    xin hay nhất nha

    Trả lời
  2. TL: 

    a, Tác giả văn bản Là Hoài Thanh

    – Xuất xứ: Trích trong ” Văn chương và hành động”. Viết năm 1936

    b, Theo tác giả nguồn gốc cốt yếu của Văn Chương là: Lòng thương người rộng ra thương cả muôn loài.

    – Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ Ấn Độ thể hiện dụng ý:

    + Cách mở bài độc đáo như trên đã thu hút sự chú ý của người đọc.

    + Tác giả mượn câu chuyện này để cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương.

    + Văn chương thực sự chỉ xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một con người hoặc một hiện tượng nào đó trong cuộc sống.

    c, Công dụng đó là: Hình dung sự sống muôn hình vạn trạng.Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống

    Xin hay nhất

    Trả lời

Viết một bình luận