trước âm mưu của kẻ thù , quang trung đã có những biện pháp gì?( về quốc phòng, ngoại giao). chế độ quân dịch là gì?
0 bình luận về “trước âm mưu của kẻ thù , quang trung đã có những biện pháp gì?( về quốc phòng, ngoại giao). chế độ quân dịch là gì?”
Thế kỷ 16, Đại Việt chìm trong chia cắt: hết cuộc chiến giữa tập đoàn phong kiến Trịnh-Mạc cho đến cuộc đối đầu triền miên giữa dòng họ Trịnh-Nguyễn. Cuối thế kỷ, cục diện đàng trong đàng ngoài chính thức hình thành và kéo dài mãi từ đó đến gần hai thế kỷ sau.
Đất nước lâm nguy, vua chúa cả hai miền chỉ lo vơ vét của cải, ăn chơi hưởng lạc, khiến nhân dân lầm than. Trong bối cảnh ấy, không ít cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Tuy nhiên, chưa cuộc khởi nghĩa nào thắng lợi.
Năm 1771, trên vùng Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai ngày nay), 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ phất cờ khởi nghĩa. Được nhân dân ủng hộ, trong vòng 12 năm, từ 1777-1789, nghĩa quân Tây Sơn liên tiếp lập nên những chiến công hiển hách: lật đổ 2 tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn; đánh tan 5 vạn quân Xiêm và đè bẹp 29 vạn quân Thanh Xâm lược.
Trong suốt chặng đường chiến đấu, Nguyễn Huệ đã không chỉ chứng tỏ mình là nhà lãnh đạo chính trị xuất sắc mà còn là một nhà cầm quân tài ba. Những gì ông làm, không phải vị tướng nào cũng thực hiện được.
Táo bạo – Đòn phủ đầu không ngờ
Một trong những điểm nổi bật trong cách dụng binh của Nguyễn Huệ là sự kết hợp giữa tài chỉ huy quân sự và tính cách cá nhân: táo bạo, thần tốc và vô cùng tự tin.
Trong cuộc phản kích tiêu diệt quân Xiêm (1785), thay vì chọn khúc sông Mỹ Tho có địa hình thuận lợi cho việc phục kích như đoạn từ Cái Bè đến Bình Chánh Đông, ông lại chọn khúc Rạch Gầm – Xoài Mút – một khúc sông rộng và địa hình trắc trở hơn để đặt phục binh.
Còn trong cuộc tiến công từ Phú Xuân ra Thăng Long tiêu diệt 29 vạn quân Thanh (1789), Nguyễn Huệ – khi đó đã là vua Quang Trung – chọn cách tấn công vào Thăng Long từ phía Nam. Đó là khu vực quân Thanh bố phòng cực kỳ kỹ lưỡng. Nhưng đó cũng là hướng quân Thanh chủ quan nhất, vì chúng đinh ninh rằng mình ít có khả năng bị tấn công, thế nên ông đã quyết định ra đòn phủ đầu.
Đợt phản kích quân Thanh theo hướng này diễn ra rất chóng vánh: chỉ trong vòng 6 ngày, kể từ khi xuất binh (Đêm 30 tết) đến khi tiêu diệt hoàn toàn quân Thanh trong trận Đống Đa (ngày mồng 5 tết).
Biến thần tốc thành sức mạnh
Nhưng sự táo bạo chỉ phát huy được sức mạnh của nó nếu cuộc tấn công được triển khai nhanh chóng, thần tốc và bất ngờ.
4 năm sau trận chiến một ngày ở Rạch Gầm – Xoài Mút, đội quân của Nguyễn Huệ lại làm nên một điển hình mẫu mực trong lần truy diệt 29 vạn quân Thanh năm 1789.
Nếu không tính đến cuộc hành quân nhanh kỳ lạ và đến giờ vẫn còn gây nhiều tranh cãi của đội quân Tây Sơn từ Phú Xuân ra Bắc, thì chỉ nguyên cuộc phản kích quân Thanh trong vòng 6 ngày Tết Kỷ Dậu 1789 cũng đã là một bài học tuyệt vời trong kho tàng nghệ thuật quân sự.
Đêm 30 tết, quân Tây Sơn bí mật vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt gọn địch ở đồn tiền tiêu và cả nhóm quân do thám. Đêm mồng 3 tết, quân của ông bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Tây). Quân giặc bất ngờ, hoảng sợ hạ khí giới đầu hàng. Mờ sáng 5 tết, trong khi cánh quân Tây Sơn do đích thân Quang Trung chỉ huy bắt đầu tấn công đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) thì một cánh quân Tây Sơn khác nhắm thẳng vào đồn Đống Đa (Hà Nội).
Cùng lúc với hai chiến thắng đó là hàng loạt chiến thắng khác: chiến thắng Đại Áng, chiến thắng Đầm Mực, chiến thắng Nhân Mục, chiến thắng Hạ Yên Quyết. Các cuộc tấn công trên đều diễn ra một cách nhanh chóng và dồn dập đến độ quân Thanh không kịp trở tay. Chúng không còn có thời gian để thông báo, hỗ trợ hay ứng cứu nhau.
Cách đánh bất ngờ, thần tốc này luôn là tâm điểm trong binh pháp của ông. Đó là cách để bù đắp sự chênh lệch trước những đội quân đông hơn mình gấp nhiều lần. Hơn thế nữa, không chỉ là người “nhạy cảm” với thời cơ, ông còn biết cách tạo ra thời cơ để tận dụng tối đa thế mạnh của mình.
Nắm chắc thời cơ
Cuối năm 1788, quân Thanh đưa quân vào nước ta dưới danh nghĩa giúp nhà Lê dẹp loạn. Với sự bảo trợ của vua Lê Chiêu Thống, cánh quân Thanh được nhiều nhân sĩ trung thành với nhà Lê ủng hộ, nhân dân Thăng Long chưa biết nên theo ai: Tây Sơn hay vua Lê. Tình thế hoàn toàn bất lợi cho quân Tây Sơn.
Nhận được tin Lê Chiêu Thống “mời giặc vào nhà”, Nguyễn Huệ nhanh chóng làm lễ, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Ngay sau đó, ông tập hợp quân đội, Bắc tiến, diệt quân Thanh. Tất cả những chuyện lên ngôi hoàng đế, triệu tập quân đội, rồi xuất binh chỉ diễn ra trong vòng.. 1 ngày.
Với một vị tướng nhiều kinh nghiệm trận mạc, hoàng đế Quang Trung đã nhìn thấy: đây là thời cơ tốt để chinh phục lòng dân và tiêu diệt địch.
Sau này, trên đường ra bắc, ông đã dừng lại ở Nghệ An để lấy thêm quân và tham khảo ý kiến La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp về thời cơ và cách đánh quân Thanh. Câu trả lời của Nguyễn Thiếp khiến Nguyễn Huệ rất ưng ý. Nguyễn Thiếp nói: “Quân Thanh đến từ xa không biết tình hình quân ta mạnh hay yếu thế nào, không biết thế nên chiến hay nên thù thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp không quá 10 ngày sẽ phá tan; nếu trì hoãn một chút thì khó lòng được nó”.
Hơn thế nữa, quân Thanh sẽ sớm lộ rõ âm mưu xâm lược. Đó là lúc đội quân Tây Sơn sẽ có được sự ủng hộ và giúp sức của nhân dân.
Về phía giặc, sau khi vào Thăng Long dễ dàng, quân Tây Sơn thì đã rút mãi về tận Tam Điệp (Ninh Bình) – Biện Sơn (Thanh Hóa), lại thêm được nhiều quan quân nhà Lê ủng hộ, càng gần Tết, quân Thanh càng khinh đối thủ.
Tất cả những điều đó góp phần khẳng định: đó là thời cơ tốt nhất để tận diệt quân Thanh. Cùng với việc củng cố quân đội, đốc thúc việc hành quân nhanh chóng, ông còn lưu tâm đến việc làm kiêu binh địch, khiến địch ngày càng chủ quan, tự mãn. Sự thất bại của quân thù chỉ còn là vấn đề thời gian.
Anh hùng nước Nam
Lúc tuyển thêm binh ở Nghệ An, Nguyễn Huệ đã đưa lời dụ tướng sĩ:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chính luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng tri hữu chủ”
Ông hối thúc ba quân hãy đánh sao cho quân thù không còn mảnh giáp, đánh sao cho chúng không còn đường về, đánh sao cho chúng nhận ra rằng nước Nam là có chủ. Và đội quân “cốt tinh, không cốt đông” của ông tiến vào Thăng Long đúng với khí thế ấy.
Hoàng Lê nhất thống chí miêu tả sự thất bại của quân Thanh: “Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết …, thây ngổn ngang đầy đồng, máy chảy thành suối. Quân Thanh đại bại”.
Những mũi tấn công sắc sảo của quân Tây Sơn luôn giáng cho quân địch những đòn chí mạng. Bởi thế, chỉ một trận Rạch Gầm – Xoài Mút mà quân Xiêm sau này “sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”. Còn nhà Thanh cũng tắt luôn âm mưu xâm lược nước Nam từ trận đại bại đó.
Chế độ quân dịch bắt buộc là sự quy định phải gia nhập quân ngũ của một quốc gia. Chế độ quân dịch bắt buộc có từ thời cổ đại và tiếp tục ở một số quốc gia cho đến ngày nay dưới nhiều tên khác nhau. Chế độ quân dịch các quốc gia gần như phổ biến toàn cầu đối với nam thanh niên có từ thời cách mạng Pháp vào những năm 1790, nơi nó trở thành cơ sở của một quân đội rất lớn và mạnh mẽ. Hầu hết các quốc gia châu Âu sau đó sao chép hệ thống trong thời bình, để những người đàn ông ở một độ tuổi nhất định sẽ phải phục vụ trong quân ngũ 1-8 năm làm nhiệm vụ và sau đó chuyển sang lực lượng quân dự bị
Từ đầu năm 1950 đến 1975, chủ nghĩa đế quốc dùng hành động quân sự để xâm lược và muốn biến Việt Nam thành thuộc địa vĩnh viễn của chúng nhưng cuối cùng đã bị thất bại hoàn toàn. Sau khi sử dụng những đòn tấn công bằng quân sự để xâm lược Việt Nam không thành công, chúng đã chuyển sang chiến lược mới như “bao vây cấm vận kinh tế”, “cô lập về ngoại giao” kết hợp với “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Lợi dụng thời kì nước ta gặp nhiều khó khăn về kinh tế – xã hội, từ năm 1975 – 1994 do hậu quả của chiến tranh để lại và sự biến động chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu, các thế lực thù địch càng ráo riết đẩy mạnh “diễn biến hoà bình” đối với Việt Nam.
CSCĐ trấn áp một vụ gây rối trật tự
Từ năm 1995 đến nay, trước những thắng lợi to lớn của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, thì các thế lực thù địch lại tiếp tục điều chỉnh thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta. Chúng đã tuyên bố xoá bỏ “cấm vận kinh tế” và bình thường hoá quan hệ ngoại giao để chuyển sang thủ đoạn mới, đẩy mạnh hoạt động xâm nhập như : “dính líu”, “ngầm”, “sâu, hiểm” nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong sử dụng chiến lược “diễn biến hoà bình” đối với Việt Nam là thực hiện âm mưu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lái nước ta đi theo con đường chủ nghĩa tư bản và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc,… Để đạt được mục tiêu đó, các thế lực thù địch không từ bỏ bất kì thủ đoạn chống phá nào như sử dụng bạo lực phi vũ trang, bạo lực vũ trang, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta hiện nay là toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tinh vi, thâm độc và nhiều thủ đoạn tinh vi khó nhận biết, cụ thể: – Thủ đoạn về kinh tế:Chúng muốn chuyển hoá nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dần dần theo quỹ đạo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Khích lệ thành phần kinh tế tư nhân phát triển, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Lợi dụng sự giúp đỡ, viện trợ kinh tế, đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để đặt ra các điều kiện và gây sức ép về chính trị, từng bước chuyển hoá Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa. – Thủ đoạn về chính trị:Các thế lực thù địch kích động đòi thực hiện chế độ “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, “tự do hoá” mọi mặt đời sống xã hội, từng bước xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chúng tập hợp, nuôi dưỡng các tổ chức, phần tử phản động trong nước và ngoài nước, lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng. Tận dụng những sơ hở trong đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước ta, sẵn sàng can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. – Thủ đoạn về tư tưởng – văn hoá:Chúng thực hiện nhiều hoạt động nhằm xoá bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang. Phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, ra sức truyền bá tư tưởng tư sản vào các tầng lớp nhân dân. Lợi dụng xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, du nhập những sản phẩm văn hoá đồi trụy, lối sống phương Tây, để kích động lối sống tư bản trong thanh niên từng bước làm phai mờ bản sắc văn hoá và giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam. – Thủ đoạn trong lĩnh vực tôn giáo – dân tộc: Chúng lợi dụng những khó khăn ở những vùng đồng bào dân tộc ít người, những tồn tại do lịch sử để lại, trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào còn thấp và những khuyết điểm trong thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo của một bộ phận cán bộ để kích động tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc. Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để truyền đạo trái phép để thực hiện âm mưu tôn giáo hoá dân tộc, từng bước gây mất ổn định xã hội và làm chệch hướng chế độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. – Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh:Các thế lực thù địch lợi dụng xu thế mở rộng, hợp tác quốc tế, thực hiện xâm nhập, tăng cường hoạt động tình báo thu thập bí mật quốc gia. Chúng kích động đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối với lực lượng vũ trang. Đối với quân đội và công an, các thế lực thù địch chủ trương vô hiệu hoá sự lãnh đạo của Đảng với luận điểm “phi chính trị hoá” làm cho các lực lượng này xa rời mục tiêu chiến đấu. – Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại:Các thế lực thù địch lợi dụng chủ trương Việt Nam mở rộng hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới để tuyên truyền và hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Hạn chế sự mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam đối với các nước lớn trên thế giới, tìm cách ngăn cản những dự án đầu tư quốc tế vào Việt Nam. Đặc biệt, chúng rất coi trọng việc chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với Lào, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa, hạ thấp uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Thế kỷ 16, Đại Việt chìm trong chia cắt: hết cuộc chiến giữa tập đoàn phong kiến Trịnh-Mạc cho đến cuộc đối đầu triền miên giữa dòng họ Trịnh-Nguyễn. Cuối thế kỷ, cục diện đàng trong đàng ngoài chính thức hình thành và kéo dài mãi từ đó đến gần hai thế kỷ sau.
Đất nước lâm nguy, vua chúa cả hai miền chỉ lo vơ vét của cải, ăn chơi hưởng lạc, khiến nhân dân lầm than. Trong bối cảnh ấy, không ít cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Tuy nhiên, chưa cuộc khởi nghĩa nào thắng lợi.
Năm 1771, trên vùng Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai ngày nay), 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ phất cờ khởi nghĩa. Được nhân dân ủng hộ, trong vòng 12 năm, từ 1777-1789, nghĩa quân Tây Sơn liên tiếp lập nên những chiến công hiển hách: lật đổ 2 tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn; đánh tan 5 vạn quân Xiêm và đè bẹp 29 vạn quân Thanh Xâm lược.
Trong suốt chặng đường chiến đấu, Nguyễn Huệ đã không chỉ chứng tỏ mình là nhà lãnh đạo chính trị xuất sắc mà còn là một nhà cầm quân tài ba. Những gì ông làm, không phải vị tướng nào cũng thực hiện được.
Táo bạo – Đòn phủ đầu không ngờ
Một trong những điểm nổi bật trong cách dụng binh của Nguyễn Huệ là sự kết hợp giữa tài chỉ huy quân sự và tính cách cá nhân: táo bạo, thần tốc và vô cùng tự tin.
Trong cuộc phản kích tiêu diệt quân Xiêm (1785), thay vì chọn khúc sông Mỹ Tho có địa hình thuận lợi cho việc phục kích như đoạn từ Cái Bè đến Bình Chánh Đông, ông lại chọn khúc Rạch Gầm – Xoài Mút – một khúc sông rộng và địa hình trắc trở hơn để đặt phục binh.
Còn trong cuộc tiến công từ Phú Xuân ra Thăng Long tiêu diệt 29 vạn quân Thanh (1789), Nguyễn Huệ – khi đó đã là vua Quang Trung – chọn cách tấn công vào Thăng Long từ phía Nam. Đó là khu vực quân Thanh bố phòng cực kỳ kỹ lưỡng. Nhưng đó cũng là hướng quân Thanh chủ quan nhất, vì chúng đinh ninh rằng mình ít có khả năng bị tấn công, thế nên ông đã quyết định ra đòn phủ đầu.
Đợt phản kích quân Thanh theo hướng này diễn ra rất chóng vánh: chỉ trong vòng 6 ngày, kể từ khi xuất binh (Đêm 30 tết) đến khi tiêu diệt hoàn toàn quân Thanh trong trận Đống Đa (ngày mồng 5 tết).
Biến thần tốc thành sức mạnh
Nhưng sự táo bạo chỉ phát huy được sức mạnh của nó nếu cuộc tấn công được triển khai nhanh chóng, thần tốc và bất ngờ.
4 năm sau trận chiến một ngày ở Rạch Gầm – Xoài Mút, đội quân của Nguyễn Huệ lại làm nên một điển hình mẫu mực trong lần truy diệt 29 vạn quân Thanh năm 1789.
Nếu không tính đến cuộc hành quân nhanh kỳ lạ và đến giờ vẫn còn gây nhiều tranh cãi của đội quân Tây Sơn từ Phú Xuân ra Bắc, thì chỉ nguyên cuộc phản kích quân Thanh trong vòng 6 ngày Tết Kỷ Dậu 1789 cũng đã là một bài học tuyệt vời trong kho tàng nghệ thuật quân sự.
Đêm 30 tết, quân Tây Sơn bí mật vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt gọn địch ở đồn tiền tiêu và cả nhóm quân do thám. Đêm mồng 3 tết, quân của ông bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Tây). Quân giặc bất ngờ, hoảng sợ hạ khí giới đầu hàng. Mờ sáng 5 tết, trong khi cánh quân Tây Sơn do đích thân Quang Trung chỉ huy bắt đầu tấn công đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) thì một cánh quân Tây Sơn khác nhắm thẳng vào đồn Đống Đa (Hà Nội).
Cùng lúc với hai chiến thắng đó là hàng loạt chiến thắng khác: chiến thắng Đại Áng, chiến thắng Đầm Mực, chiến thắng Nhân Mục, chiến thắng Hạ Yên Quyết. Các cuộc tấn công trên đều diễn ra một cách nhanh chóng và dồn dập đến độ quân Thanh không kịp trở tay. Chúng không còn có thời gian để thông báo, hỗ trợ hay ứng cứu nhau.
Cách đánh bất ngờ, thần tốc này luôn là tâm điểm trong binh pháp của ông. Đó là cách để bù đắp sự chênh lệch trước những đội quân đông hơn mình gấp nhiều lần. Hơn thế nữa, không chỉ là người “nhạy cảm” với thời cơ, ông còn biết cách tạo ra thời cơ để tận dụng tối đa thế mạnh của mình.
Nắm chắc thời cơ
Cuối năm 1788, quân Thanh đưa quân vào nước ta dưới danh nghĩa giúp nhà Lê dẹp loạn. Với sự bảo trợ của vua Lê Chiêu Thống, cánh quân Thanh được nhiều nhân sĩ trung thành với nhà Lê ủng hộ, nhân dân Thăng Long chưa biết nên theo ai: Tây Sơn hay vua Lê. Tình thế hoàn toàn bất lợi cho quân Tây Sơn.
Nhận được tin Lê Chiêu Thống “mời giặc vào nhà”, Nguyễn Huệ nhanh chóng làm lễ, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Ngay sau đó, ông tập hợp quân đội, Bắc tiến, diệt quân Thanh. Tất cả những chuyện lên ngôi hoàng đế, triệu tập quân đội, rồi xuất binh chỉ diễn ra trong vòng.. 1 ngày.
Với một vị tướng nhiều kinh nghiệm trận mạc, hoàng đế Quang Trung đã nhìn thấy: đây là thời cơ tốt để chinh phục lòng dân và tiêu diệt địch.
Sau này, trên đường ra bắc, ông đã dừng lại ở Nghệ An để lấy thêm quân và tham khảo ý kiến La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp về thời cơ và cách đánh quân Thanh. Câu trả lời của Nguyễn Thiếp khiến Nguyễn Huệ rất ưng ý. Nguyễn Thiếp nói: “Quân Thanh đến từ xa không biết tình hình quân ta mạnh hay yếu thế nào, không biết thế nên chiến hay nên thù thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp không quá 10 ngày sẽ phá tan; nếu trì hoãn một chút thì khó lòng được nó”.
Hơn thế nữa, quân Thanh sẽ sớm lộ rõ âm mưu xâm lược. Đó là lúc đội quân Tây Sơn sẽ có được sự ủng hộ và giúp sức của nhân dân.
Về phía giặc, sau khi vào Thăng Long dễ dàng, quân Tây Sơn thì đã rút mãi về tận Tam Điệp (Ninh Bình) – Biện Sơn (Thanh Hóa), lại thêm được nhiều quan quân nhà Lê ủng hộ, càng gần Tết, quân Thanh càng khinh đối thủ.
Tất cả những điều đó góp phần khẳng định: đó là thời cơ tốt nhất để tận diệt quân Thanh. Cùng với việc củng cố quân đội, đốc thúc việc hành quân nhanh chóng, ông còn lưu tâm đến việc làm kiêu binh địch, khiến địch ngày càng chủ quan, tự mãn. Sự thất bại của quân thù chỉ còn là vấn đề thời gian.
Anh hùng nước Nam
Lúc tuyển thêm binh ở Nghệ An, Nguyễn Huệ đã đưa lời dụ tướng sĩ:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chính luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng tri hữu chủ”
Ông hối thúc ba quân hãy đánh sao cho quân thù không còn mảnh giáp, đánh sao cho chúng không còn đường về, đánh sao cho chúng nhận ra rằng nước Nam là có chủ. Và đội quân “cốt tinh, không cốt đông” của ông tiến vào Thăng Long đúng với khí thế ấy.
Hoàng Lê nhất thống chí miêu tả sự thất bại của quân Thanh: “Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết …, thây ngổn ngang đầy đồng, máy chảy thành suối. Quân Thanh đại bại”.
Những mũi tấn công sắc sảo của quân Tây Sơn luôn giáng cho quân địch những đòn chí mạng. Bởi thế, chỉ một trận Rạch Gầm – Xoài Mút mà quân Xiêm sau này “sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”. Còn nhà Thanh cũng tắt luôn âm mưu xâm lược nước Nam từ trận đại bại đó.
Chế độ quân dịch bắt buộc là sự quy định phải gia nhập quân ngũ của một quốc gia. Chế độ quân dịch bắt buộc có từ thời cổ đại và tiếp tục ở một số quốc gia cho đến ngày nay dưới nhiều tên khác nhau. Chế độ quân dịch các quốc gia gần như phổ biến toàn cầu đối với nam thanh niên có từ thời cách mạng Pháp vào những năm 1790, nơi nó trở thành cơ sở của một quân đội rất lớn và mạnh mẽ. Hầu hết các quốc gia châu Âu sau đó sao chép hệ thống trong thời bình, để những người đàn ông ở một độ tuổi nhất định sẽ phải phục vụ trong quân ngũ 1-8 năm làm nhiệm vụ và sau đó chuyển sang lực lượng quân dự bị
Từ đầu năm 1950 đến 1975, chủ nghĩa đế quốc dùng hành động quân sự để xâm lược và muốn biến Việt Nam thành thuộc địa vĩnh viễn của chúng nhưng cuối cùng đã bị thất bại hoàn toàn. Sau khi sử dụng những đòn tấn công bằng quân sự để xâm lược Việt Nam không thành công, chúng đã chuyển sang chiến lược mới như “bao vây cấm vận kinh tế”, “cô lập về ngoại giao” kết hợp với “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Lợi dụng thời kì nước ta gặp nhiều khó khăn về kinh tế – xã hội, từ năm 1975 – 1994 do hậu quả của chiến tranh để lại và sự biến động chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu, các thế lực thù địch càng ráo riết đẩy mạnh “diễn biến hoà bình” đối với Việt Nam.
CSCĐ trấn áp một vụ gây rối trật tự
Từ năm 1995 đến nay, trước những thắng lợi to lớn của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, thì các thế lực thù địch lại tiếp tục điều chỉnh thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta. Chúng đã tuyên bố xoá bỏ “cấm vận kinh tế” và bình thường hoá quan hệ ngoại giao để chuyển sang thủ đoạn mới, đẩy mạnh hoạt động xâm nhập như : “dính líu”, “ngầm”, “sâu, hiểm” nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.
Mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong sử dụng chiến lược “diễn biến hoà bình” đối với Việt Nam là thực hiện âm mưu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lái nước ta đi theo con đường chủ nghĩa tư bản và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc,… Để đạt được mục tiêu đó, các thế lực thù địch không từ bỏ bất kì thủ đoạn chống phá nào như sử dụng bạo lực phi vũ trang, bạo lực vũ trang, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta hiện nay là toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tinh vi, thâm độc và nhiều thủ đoạn tinh vi khó nhận biết, cụ thể:
– Thủ đoạn về kinh tế: Chúng muốn chuyển hoá nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dần dần theo quỹ đạo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Khích lệ thành phần kinh tế tư nhân phát triển, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Lợi dụng sự giúp đỡ, viện trợ kinh tế, đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để đặt ra các điều kiện và gây sức ép về chính trị, từng bước chuyển hoá Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa.
– Thủ đoạn về chính trị: Các thế lực thù địch kích động đòi thực hiện chế độ “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, “tự do hoá” mọi mặt đời sống xã hội, từng bước xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chúng tập hợp, nuôi dưỡng các tổ chức, phần tử phản động trong nước và ngoài nước, lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng. Tận dụng những sơ hở trong đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước ta, sẵn sàng can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
– Thủ đoạn về tư tưởng – văn hoá: Chúng thực hiện nhiều hoạt động nhằm xoá bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang. Phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, ra sức truyền bá tư tưởng tư sản vào các tầng lớp nhân dân. Lợi dụng xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, du nhập những sản phẩm văn hoá đồi trụy, lối sống phương Tây, để kích động lối sống tư bản trong thanh niên từng bước làm phai mờ bản sắc văn hoá và giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam.
– Thủ đoạn trong lĩnh vực tôn giáo – dân tộc: Chúng lợi dụng những khó khăn ở những vùng đồng bào dân tộc ít người, những tồn tại do lịch sử để lại, trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào còn thấp và những khuyết điểm trong thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo của một bộ phận cán bộ để kích động tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc. Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để truyền đạo trái phép để thực hiện âm mưu tôn giáo hoá dân tộc, từng bước gây mất ổn định xã hội và làm chệch hướng chế độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
– Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh: Các thế lực thù địch lợi dụng xu thế mở rộng, hợp tác quốc tế, thực hiện xâm nhập, tăng cường hoạt động tình báo thu thập bí mật quốc gia. Chúng kích động đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối với lực lượng vũ trang. Đối với quân đội và công an, các thế lực thù địch chủ trương vô hiệu hoá sự lãnh đạo của Đảng với luận điểm “phi chính trị hoá” làm cho các lực lượng này xa rời mục tiêu chiến đấu.
– Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại: Các thế lực thù địch lợi dụng chủ trương Việt Nam mở rộng hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới để tuyên truyền và hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Hạn chế sự mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam đối với các nước lớn trên thế giới, tìm cách ngăn cản những dự án đầu tư quốc tế vào Việt Nam. Đặc biệt, chúng rất coi trọng việc chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với Lào, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa, hạ thấp uy tín của nước ta trên trường quốc tế.