Trước kỳ thi vào lớp 10 cận kề của học sinh cả nước, cô Nguyễn Đức Tâm An, giáo viên Ngữ văn của Trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã c

By Audrey

Trước kỳ thi vào lớp 10 cận kề của học sinh cả nước, cô Nguyễn Đức Tâm An, giáo viên Ngữ văn của Trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã chỉ ra cách luyện đề hiệu quả và chiến thuật làm bài môn Văn đạt điểm cao.
Hà Nội công bố ‘tỷ lệ chọi’ vào lớp 10 công lập năm 2021
Thi vào lớp 10 môn Lịch sử: Nắm chắc SGK là có thể đạt 8-9 điểm
Thi vào lớp 10: Cách ôn thi môn Tiếng Anh trong giai đoạn nước rút
Cô Tâm An cho hay, luyện đề có thể giúp các học sinh nhận ra những xu hướng ra đề của những năm gần đây. Từ đó xây dựng kế hoạch ôn môn Văn để thi vào lớp 10 tập trung hơn, tránh ôn lan man. Hơn nữa, các em cũng được mài giũa kĩ năng làm bài.
Rèn kĩ năng làm bài trước hết là rèn đọc đề: xác định những câu, từ ngữ chứa yêu cầu về nội dung và cách thức làm bài (trả lời cho câu hỏi: Đề yêu cầu làm gì và làm bằng cách nào?). Trong kĩ năng đọc đề, quan trọng nhất chính là đọc đề viết đoạn.
Ví dụ câu hỏi:
Thi vào lớp 10 Hà Nội: Cách luyện đề và chiến thuật làm bài môn Văn
Thi vào lớp 10: Phương pháp ôn thi môn Ngữ văn hiệu quả
Trước khi viết, cần xác định yêu cầu kiểu đoạn (đoạn tổng – phân – hợp hay diễn dịch, quy nạp), viết câu văn khái quát chủ đề đoạn theo yêu cầu, xác định mục tiêu về nội dung (đề giải quyết đề bài đó, cần có những ý gì và sắp xếp như thế nào?).
Nên lập dàn ý chi tiết đến từng dẫn chứng, dẫn chứng phải tiêu biểu, chọn lọc sao cho sát nhất với vấn đề nghị luận.
Dẫn chứng chỉ được tính điểm khi các học sinh kết hợp tái hiện và phân tích, đánh giá, ví dụ: chi tiết này chứng tỏ tính cách nào ở nhân vật… Từ đó các em có thể tìm được những lời văn bình luận cho phù hợp.
Với nghị luận xã hội, các em đặc biệt lưu ý, không sử dụng dẫn chứng nhân vật văn học để làm sáng tỏ cho vấn đề thực tiễn của đời sống.
Với phần đọc hiểu trong đề thi Văn vào lớp 10 ở Hà Nội, theo cô Tâm An, học sinh cần rèn “chiến thuật” làm bài theo các bước:
– Bước 1: Đọc hệ thống câu hỏi trước, gạch chân các từ khóa trong câu hỏi, từ đó có định hướng cụ thể để đọc văn bản.
– Bước 2: Xác định mục đích và cấp độ tư duy của từng loại câu hỏi. Dạng câu hỏi thứ nhất là dạng nhận biết, mục đích là chiết xuất thông tin (thường hỏi phương thức biểu đạt, nội dung chính của ngữ liệu, hay “Theo tác giả bài viết, tại sao…?”). Dạng thứ hai là dạng thông hiểu, đòi hỏi thí sinh kết nối, phân tích, lí giải thông tin, từ đó hiểu được nội dung ngữ liệu. Dạng cuối cùng là dạng vận dụng, yêu cầu phản hồi, đánh giá, kết nối với thực tiễn.
– Bước 3: Đọc ngữ liệu, dựa theo những gì đã xác định trong bước 1 để gạch chân thông tin tương ứng, từ đó thực hiện các yêu cầu của đề.
Cô Tâm An cho rằng, các học sinh cần đặc biệt lưu ý với dạng câu hỏi thông hiểu bởi đây là phần ít em đạt điểm tối đa. Đề thi thường yêu cầu các em phát hiện và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ. Dạng câu hỏi này cũng cần được giải quyết theo các thao tác:
+ Gọi tên, chỉ ra từ ngữ (chỉ ra rằng biện pháp tu từ đó được thể hiện qua câu nào, từ ngữ nào)
+ Phân tích tác dụng: không viết chung chung là “sinh động, gợi hình, gợi tả”, mà phải nêu tác dụng nổi bật của biện pháp tu từ trong ngữ cảnh, ví dụ: biện pháp so sánh đã làm nổi bật lên vẻ đẹp…, đặc điểm… của nhân vật, nhấn mạnh ý nghĩa…, tạo nên tính hình tượng/ tính nhạc, họa ra sao…
+ Đánh giá tài năng, tấm lòng của người viết: thể hiện khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng thế nào, bộc lộ thái độ, tình cảm nào…Với phần nghị luận xã hội trong đề thi Văn vào lớp 10, không nên “ôn tủ”, tuy nhiên nên lưu ý ôn để giải quyết thuần thục được những vấn đề cơ bản về tư tưởng đạo lí (như tình yêu thương, sự sẻ chia, lòng yêu nước, lòng biết ơn,…), về hiện tượng đời sống (như bạo lực học đường, sử dụng mạng xã hội, chọn cách thần tượng, sự vô cảm,…)
Tuy nhiên, cần quan tâm tới một số vấn đề có thể gặp ở bài nghị luận xã hội trong đề thi Văn vào lớp 10. Đó có thể là vai trò của những nguyên tố dẫn tới thành công (ý chí, nghị lực, sự chăm chỉ, sáng tạo, kiên trì, khiêm tốn,…), ý thức trách nhiệm của công dân, ý nghĩa của lí tưởng sống, vai trò của ước mơ, mối quan hệ giữa cái “tôi” với cộng đồng, trách nhiệm với tài nguyên, môi trường,… Nhất là khi gắn những vấn đề đó với một tình thế cụ thể của dân tộc (cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc chiến chống Covid-19,…), thì vấn đề sẽ thu hẹp phạm vi và các em cần bàn luận tập trung hơn. Cũng nên lưu ý dạng đề mở, đặt ra câu hỏi để thí sinh nêu quan điểm của mình, như: “Phải chăng hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để khám phá khả năng của chính mình?”, “Phải chăng tuổi trẻ cần bước ra khỏi vùng an toàn của mình?”,…Theo cô Tâm An, luyện đề còn cơ hội để học sinh luyện cách trình bày câu trả lời, bài viết của mình.
Câu hỏi1: Cô Tâm an là ai?(0.5₫)




Viết một bình luận