Truyện ngắn của O Hen Ri thường sử dụng tình huống đảo ngược tình huống. Em có nhận ra điều đó khi đọc truyện ngắn chiếc lá cuối cùng?
Truyện ngắn của O Hen Ri thường sử dụng tình huống đảo ngược tình huống. Em có nhận ra điều đó khi đọc truyện ngắn chiếc lá cuối cùng?
Có nhé
2 lần đảo ngược đó là :
+ Lần đầu : Giôn Xi bị bệnh nặng đã lâu chỉ chờ chết , cụ Bơ Men vẫn vui tươi khỏe mạnh
+ Lần hai : Giôn xi đang bệnh thì khỏe mạnh lại , cụ Bơ Men khỏe mạnh thì sắp chết sau khi ốm 2 ngày
Bài làm: (Bạn tham khảo ạ!)
Mấy trang kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng”, O-hen-ri kết cấu đảo ngược tình huống hai lần nhằm gây bất ngờ, gây hứng thú và tạo sự hấp dẫn đặc biệt cho truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Lần bất ngờ và đảo ngược thứ nhất: Đối với Giôn-xi, ai cũng nghĩ rằng cô gái này sẽ chết vì bệnh nặng, vì nghèo túng, nhất là vì chán đời và tất nhiên là chiếc lá cuối cúng nhất định phải rụng trong đêm mưa tuyết giá rét. Những vừa đột ngột, vừa dần dần và rất hợp lý, chiếc lá cuối cùng không rụng, Giôn xi dần khỏi bệnh, yêu đời, lạc quan, hy vọng có ngày sẽ vẽ vịnh Na-plơ . Lần bất ngờ và đảo ngược tình huống thứ hai: Cụ già Bơ-men tuy nghiện rượu những vẫn còn đang khỏe mạnh. chờ vẽ được một kiệt tác cho đời, bỗng bị cảm lạnh sưng phổi và qua đời sau hai ngày, sau khi đã hoàn thành kiệt tác chiếc lá cuối cùng. Đảo ngược tình huống hai lần thú vị ở chỗ hai sự bất ngờ và đảo ngược đều gắn liền với bệnh sưng phổi và hình ảnh chiếc lá cuối cùng. Bệnh sưng phổi không quật ngã được Giôn-xi nhưng lại làm cụ Bơ-men phải lìa xa khỏi thế giới. Tóm lại, đảo ngược tình huống hai lần là một đặc sắc của O-hen-ri trong truyện chiếc lá cuối cùng.
#maikhoi59600
#nocopy
~ Đây hoàn toàn là bài do tự tay mình làm ra, không sao chép hay nhờ ai làm giùm. Nếu bạn nghi ngờ mình sao chép, hay cho mình đường link. Nếu bạn cảm thấy hữu ích thì hãy cho ctlhn. Mình xin cảm ơn và chúc bạn học tốt ~