Từ bài thơ tiếng gà trưa của xuân quỳnh hãy viết một đoạn văn ngắn từ 9-10 câu nêu cảm nhận của e về tình bà cháu trong đó có sử dụng 1 thành ngữ và 1

By Katherine

Từ bài thơ tiếng gà trưa của xuân quỳnh hãy viết một đoạn văn ngắn từ 9-10 câu nêu cảm nhận của e về tình bà cháu trong đó có sử dụng 1 thành ngữ và 1 Quan hệ từ

0 bình luận về “Từ bài thơ tiếng gà trưa của xuân quỳnh hãy viết một đoạn văn ngắn từ 9-10 câu nêu cảm nhận của e về tình bà cháu trong đó có sử dụng 1 thành ngữ và 1”

  1.    Sau khi học xong bài thơ ” Tiếng gà trưa ” do tác giả Xuân Quỳnh sáng tác, em đã cảm nhận thấy được người bà trong bài luôn tần tảo, chăm chút trong cảnh nghèo khó để mang lại cho cháu những điều tốt đẹp nhất (1).

                      ” Tiếng gà trưa

                      Tay bà khum soi trứng

                      Dành từng quả chắt chiu

                      Cho con gà mái ấp. 

    Ở trong khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng động từ ” khum ” để gợi lên hình ảnh cẩn thận, nâng niu và trân trọng từng sự sống bé nhỏ của người bà (2). Không chỉ vậy, tác giả còn cho ta thấy được đức tính chịu thương, chịu khó, tiết kiệm vì con cháu qua từ láy ” chắt chiu ” (3). Bà là người vô cùng yêu thương và gắn bó quan hệ ruột thịt, thân thiết với cháu (4). Bà lúc nào cũng bảo ban, dạy dỗ cháu ân cần mà sâu sắc  : 

                       ” – Gà đẻ mà mày nhìn

                       Rồi sau này lang mặt ! ” 

    tuy rằng lời trách mắng này của bà có phần suồng sã nhưng rất rất chân thật, ngập tràn tình yêu thương mà bà dành cho đứa cháu nhỏ (5). Bà đã dành trọn tình yêu thương và sự chăm lo hết mực cho đứa cháu, bà lo dành dụm, chắt chiu từng đồng chỉ để mua được bộ quần áo mới cho cháu khi Tết đến xuân về (6). Bà cũng chính là người đã vun đắp lên từng những giấc mơ bé nhỏ và đơn sơ của cháu (7). Qua đây, cũng đã đủ để cho chúng ta thấy được tình yêu thương, sự hi sinh thầm lặng của người bà dành cho cháu (8). Hình ảnh người bà trong bài thơ trên chính là hình ảnh tiêu biểu tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam (9). 

    * Chú thích : Quan hệ từ : ” và ” (phần in đậm, câu 1).

    Trả lời

Viết một bình luận