Từ bài văn bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp em hãy viết bài văn ghi luận ngắn về mối quan hệ giữa học và hành

Từ bài văn bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp em hãy viết bài văn ghi luận ngắn về mối quan hệ giữa học và hành

0 bình luận về “Từ bài văn bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp em hãy viết bài văn ghi luận ngắn về mối quan hệ giữa học và hành”

  1. Như chúng ta đã biết họ vs hành thì mới hiểu bài . Trước hết ta cần hiểu học là việc tiếp thu tri thức qua sách vở, trường học, thực tế. Hành là thực hành ứng kiến thức đã học vào thực tế làm cho kiến thức lý thuyết đc củng cố chắc chắn hơn. Như vậy học phải kết hợp với hành là điều cần thiết vs mỗi người. Học là để nắm bắt tri thức nhưng củng cố tri thức còn quan trọng hơn nhiều . Thực hành giúp nhớ và nắm trắc kiến thức lí thuyết dễ dàng hơn hơn nữa thực hành giúp rèn các kĩ năng của tư duy. Trong thực tế học kết hợp giữa học và hành giúp các bạn củng cố kiến thức và đạt thành công trong cuộc sống . Ngược lại học mà không thực hành kiến thức sẽ hao mòn người học ko hiểu bài sinh chán nản ko có ý trí học tập. Bởi vậy mỗi học sinh cần biết tự giác, tự học tự rèn luyện và fai có một quyết tâm cao phải kết hợp giữa học và hành đó là cách tốt ư để hiểu bài, áp dụng điều học vào thực tế để khẳng định và phát huy tính sáng tạo trong học tập

    Bình luận
  2. Trong xã hội ngày nay, học tập trở thành yếu tố quan trọng hơn bao giờ hết đối với quá trình hình thành nên nhân cách của con người. Nhưng phải học thế nào mới có hiệu quả? Học thế nào mới là chân chính? Trong đoạn trích “Bàn luận về phép học” từ bài tấu dâng lên Quang Trung, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh vấn đề này: “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều đã học mà làm”. Thế mới thấy, ngay từ thời xưa, mối quan hệ giữa học và hành đã được chú trọng hơn cả.

    Vậy học là gì? Hành là gì? Xin thưa học là quá trình tìm tòi, học hỏi, là quá trình rèn giũa, đúc kết những kiến thức trong cuộc sống. Học không bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà rộng ra sách báo, kinh nghiệm, truyền hình,…Học còn là sự tiếp thu từ các hành động, việc làm thực tiễn, mắt thấy tai nghe. Thế mới biết cái sự học nó to lớn và vĩ đại như thế nào! Kiến thức của những kẻ suốt ngày ba hoa chích chòe, khoác lác không biết ngượng có chăng cũng chỉ như hạt cát trên sa mạc, như giọt nước nhỏ giữa đại dương mênh mông. Vì vậy, chúng ta phải học suốt đời như Lê-nin đã từng nhắc nhở: “Học, học nữa, học mãi”.

    Còn hành là vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Thoạt nghe nó cũng đơn giản và dễ dàng làm sao! Nhưng ôi thôi, vận dụng mà không biết suy nghĩ, vận dụng mà không chọn lọc tình huống thì cũng không khỏi rước cái tiếng “thất học” hay “học vẹt” vào thân. Hành chính là sử dụng giá trị của việc học một cách khéo léo, tinh tế, phải làm sao cho “cái học” nó không bị mai một vô ích. Hay nói cách khác, hành là mục đích của việc học, là bước tiến gần hơn nữa trong khái niệm “Học để làm người”.

    Vậy mà, không hiểu sao vẫn có một số đông người cho rằng: chỉ học mà không cần hành. Ấy thế thì học để làm gì? Chẳng lẽ học để chờ dịp thoải mái uống trà đố nhau, để đến dịp lại bày ra cái vẻ mặt: “Ta đây biết rồi” với người khác? Xin chớ quên, học không phải để cho vui hay để thỏa mãn những mục đích tầm thường, học cũng có cái mục đích của nó, mà cái mục đích ấy cũng quan trọng và cao cả xiết bao! Những kẻ học mà không biết hành, học vẹt, học hình thức hay học một cách qua loa, đại khái rồi cũng sẽ trở thành những “cỗ máy” gắn cái mác mang tên “học tập” mà thôi.

    Có học tất có hành. Ta phải thực hành, phải sử dụng những điều đã học vào thực tế, như thế mới là học chân chính, là học có hiệu quả. Học hành không những giúp ta tiến gần hơn với phần “người”, bỏ xa phần “con” mà còn đem lại lợi ích vô cùng lớn lao, đạt được ước mơ và nguyện vọng của bản thân. Trong lịch sử, đã biết bao vị danh nhân chứng minh được điều đó: Bác Hồ của chúng ta đã học tập miệt mài cực khổ ra sao, đã vận dụng kiến thức đó vào con đường cứu nước như thế nào, con dân Việt Nam chắc hẳn ai cũng biết. Giả như Bác chỉ học mà không hành, chỉ đọc sách, tìm tòi học hỏi từ các vị đi trước như C. Mác, Lê-nin mà không biết cách từ đó rút ra con đường cứu nước sáng suốt cho dân tộc Việt Nam, phải chăng giờ đây, dân ta vẫn phải chịu cảnh gông cùm, xiềng xích, vẫn phải là nô lệ của bọn thực dân, đế quốc.

    Đấy! Ngay cả vị chủ tịch lỗi lạc muôn người kính trọng như Bác cũng phải học và hành mới đạt được kết quả đẹp đẽ, thử hỏi có kẻ nào dám lớn tiếng học mà không hành vẫn thành công cho được!

    Nói thế không có nghĩa là hành quan trọng hơn việc học. Ông cha ta có câu “Học đi đôi với hành” quả không sai. Học và hành luôn bổ trợ cho nhau nếu khuyết một trong hai sẽ không bao giờ thành công được. Hành là mục đích của việc học. Nhưng học cũng là mục đích của việc hành. Ta phải học mới có đủ hiểu biết, đủ kiến thức để hành, có thể thất bại nhiều lân hoặc thành công từ lần đầu tiên, còn phải hành mới đúc kết được kinh nghiệm từ mỗi lần thất bại, bổ sung cho việc học hoàn thiện, đầy đủ và tốt đẹp hơn. Có câu “Kiến thức và thực tế là một khoảng cách xa vời”, anh có học nhiều đến mấy, tài giỏi đến mấy thì khi vận dụng thực tế, anh cũng chi là một kẻ mới bắt đầu mà thôi. Vậy nên chúng ta cần học và hành. Vậy nên chúng ta mới biết tầm quan trọng của học và hành. Vậy nên chúng ta mới hiểu mình đứng ở đâutrên nấc thang kiến thức, nếu chỉ học mà không hành, hay hành mà không học.

    Học hành đã trở thành một khái niệm quá đỗi quen thuộc với chúng ta nhưng mấy ai thực hiện được. Xin đừng lãng phí thời gian, công sức, tiền của vào việc học mà vô tình hay hữu ý lãng quên việc hành. Bảo rằng: “Học để trở thành người có ích”, tôi xin mạn phép sửa thành “Học hành mới trở thành người có ích”. Hãy biết cân bằng giữa việc học và hành nếu muốn những giá trị học tập không bị thui chột. Những người vẫn đang phân biệt nặng nhẹ giữa học và hành xin sửa đổi để có một kết quả tốt đẹp, một xã hội tiến bộ và một đất nước hùng mạnh hơn!

    Bình luận

Viết một bình luận