Từ chiến tranh thế giới thứ nhất hãy nêu lên 1 số cách thức để giải quyết mâu thuẫn tranh chấp ở khu vực biển đông hiện nay. Giúp em với ạ. Em cảm ơn nhiều
Từ chiến tranh thế giới thứ nhất hãy nêu lên 1 số cách thức để giải quyết mâu thuẫn tranh chấp ở khu vực biển đông hiện nay. Giúp em với ạ. Em cảm ơn nhiều
Các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp trên Biển Đông đã dựa vào ASEAN như là một trung gian để giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và các thành viên của ASEAN. Các thỏa thuận giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc bao gồm các cam kết thông báo cho nhau về bất kỳ động thái quân sự tại khu vực tranh chấp, và tránh xây dựng thêm công trình mới trên các hòn đảo. Trong đầu thế kỷ XXI, là một phần của chính sách đối ngoại của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trỗi dậy hòa bình (Hán-Việt: Hòa bình quật khởi), Trung Quốc đã hạn chế sử dụng vũ lực ở quy mô lớn trong khu vực Biển Đông, chuyển sang hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền của mình qua các vụ bắt ngư dân, tịch thu ngư cụ, bắn vào tàu đánh cá, húc chìm tàu đánh cá, ngăn cản các công ty thăm dò khai thác dầu khí ký hợp đồng với các quốc gia khác trong khu vực.[cần dẫn nguồn] Trung Quốc và ASEAN cũng đã bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm tạo ra một quy tắc ứng xử nhằm giảm bớt căng thẳng đối với quần đảo tranh chấp, đã thống nhất Tuyên bố về cách ứng xử các bên trên Biển Đông (DOC). Tháng 7 năm 2011, Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam đã đồng ý với một bộ chỉ dẫn sơ bộ nhằm giải quyết tranh chấp.[42] Ông Lưu Chấn Dân, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã mô tả tài liệu này là “một cột mốc quan trọng thể hiện cho sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ASEAN”.[42] Một số nội dung của tài liệu đã được tiết lộ, ví dụ “bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học, an toàn hàng hải và thông tin liên lạc, tìm kiếm cứu nạn và đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia”. Tuy vậy, vấn đề khai thác dầu khí và khí thiên nhiên vẫn chưa được giải quyết.
Một điểm cần chú ý là Trung Quốc luôn luôn chủ trương chỉ đối thoại song phương và tìm thỏa thuận với từng quốc gia tranh chấp trong khi một số quốc gia Đông Nam Á lại chủ trương đa phương hóa và quốc tế hóa vấn đề tranh chấp.[43]
Quan hệ Trung Quốc-ASEAN
Trung Quốc nhiều lần tìm cách áp lực lên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để tránh sự liên kết của những quốc gia thành viên chống lại họ.
Vào tháng 7 năm 2012 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, ASEAN không tìm được đồng thuận và không ra được tuyên bố chung về Biển Đông, vì nước chủ nhà Campuchia do áp lực của Trung Quốc, luôn phản đối bất kỳ đề cập nào đến các tranh chấp tại đó.[44]
Liên quan đến vụ tranh chấp về vị trí giàn khoan HD-981, ngày 11 tháng 5 tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24 ở Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên công khai tố cáo Trung Quốc về việc đưa giàn khoan HD-981 cùng hơn 80 tàu đi vào vùng biển Việt Nam và kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế.[45] Tuy nhiên tuyên bố kết thúc hội nghị của ASEAN không phê phán nước nào mà chỉ kêu gọi “tất cả các bên thực hiện kiềm chế và không sử dụng vũ lực, cũng như không tiến hành các hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng và sớm đạt được COC như đã được thể hiện trong Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông”.[46][47] Tuy vậy, tuyên bố đó vẫn được Phạm Bình Minh – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam – đánh giá là khả quan, vì sau 20 năm thì đây là lần đầu tiên tổ chức này có một tuyên bố riêng về tình hình Biển Đông.[47]
Quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ
Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện đang bất đồng về chính sách vận hành các tàu quân sự và máy bay ở Biển Đông của Hoa Kỳ. Bất đồng này càng trở nên trầm trọng hơn bởi một thực tế là Mỹ chưa phải là một thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Tuy nhiên, Mỹ đã đứng cuộc diễn tập của mình, tuyên bố rằng “các hoạt động khảo sát thăm dò hòa bình và các hoạt động quân sự khác mà không có sự cho phép trong vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia” được Công ước cho phép. Ngoài ra, việc tự do lưu thông trong Biển Đông nằm trong tổng thể lợi ích kinh tế và địa chính trị của Mỹ. Mặc dù Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp nhưng nếu Trung Quốc giành được đặc quyền tại biển này thì Mỹ sẽ phải xin phép Trung Quốc nếu muốn lưu thông qua Biển Đông chứ không dựa vào UNCLOS được nữa. Với giả thuyết là Hoa Kỳ muốn duy trì vị thế hàng đầu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thì việc chịu thua áp lực từ Trung Quốc là một viễn cảnh nước này không hề mong muốn. Liên quan đến tranh chấp, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã lên tiếng ủng hộ quyền tự do hàng hải bằng cách nhắc lại rằng “tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế” là một vấn đề thuộc lợi ích quốc gia của Mỹ. Ý kiến của bà đã bị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ứng lại, cho là “nhằm tấn công Trung Quốc”, đồng thời cảnh báo Mỹ không được biến vấn đề Biển Đông thành “một vấn đề quốc tế hoặc vấn đề đa phương.”
Sau này, bà Clinton tiếp tục bày tỏ sự ủng hộ của bà đối với việc xem xét phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển của Quốc hội Hoa Kỳ vì nó sẽ giúp tăng cường sức mạnh của Mỹ trong việc hỗ trợ các quốc gia đang chống đối lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các nhóm đảo trong Biển Đông. Ngày 29 tháng 5 năm 2012, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ mối quan ngại đối với diễn biến này, tuyên bố rằng “những bên không có tuyên bố chủ quyền trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á cũng như các nước bên ngoài sẽ không được quyền can dự vào cuộc tranh chấp lãnh thổ”.[48]
Liên quan đến vụ tranh chấp về vị trí giàn khoan HD-981, trong một cuộc điệm đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry công khai gọi hành động của Trung Quốc là “khiêu khích” và “hung hăng”. Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của tướng lãnh đạo quân đội Trung Quốc, ông Kerry cũng bình luận rằng Hoa Kỳ “quan ngại sâu sắc” với việc hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc tại vùng biển mà Việt Nam cũng đòi hỏi.[49] Trung Quốc đã phản ứng giận dữ với tuyên bố trên, trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đăng một tuyên bố dẫn lời Ngoại trưởng Vương Nghị cho rằng Hoa Kỳ nên “khách quan”, “giữ đúng cam kết, hành động và phát ngôn thận trọng”.[50]
Tháng 5 năm 2014, chính phủ Mỹ đã đề xuất khoản ngân sách 1,2 tỷ USD dành cho các hoạt động tại khu vực Đông Á-Thái Bình Dương năm 2015, bao gồm hơn 800 triệu USD cho các chương trình hỗ trợ nước ngoài, trong đó sẽ cung cấp 18 triệu USD cho cảnh sát biển Việt Nam.[51]
Quan hệ Nga-Trung Quốc-ASEAN
Liên quan đến vụ tranh chấp về vị trí giàn khoan HD-981, ngày 15 tháng 5, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexandr Lukashevich phát biểu rằng Liên bang Nga chỉ tuyên bố “quan tâm sâu sắc” và “theo sát tình hình ở Biển Đông”, hi vọng các bên kiềm chế, “khắc phục được các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông thông qua con đường đàm phán”.[52] Cùng lúc đó, Hải quân Nga và Hải quân Trung Quốc sẽ diễn tập quy mô lớn tại biển Hoa Đông vào giữa tháng 5 năm 2014.[53] và Tổng thống Putin đến Thượng Hải, ngày 21 tháng 5 năm 2014 ký thỏa thuận cung cấp khí đốt Nga cho Trung Quốc trong thời hạn 30 năm, trị giá ước khoảng 400 tỷ USD.[54]
Năm 2014, tờ Tiếng nói nước Nga (Sputnik News) dẫn tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN rằng: “Sự tham gia của các nước thứ 3 trong quá trình giải quyết các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông là phản xây dựng”.[55]
Nikolay Kudashev – Đại sứ quán Nga tại Philippines phát biểu: “Liên bang Nga phản đối bất kỳ bên thứ 3 nào không có tranh chấp can dự vào hoạt động tranh chấp trên Biển Đông. Đây là quan điểm chính thức của Chính phủ chúng tôi”.[56]
Phát biểu trong buổi họp báo chung diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 4/2016, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết cả Nga và Trung Quốc có chung một quan điểm về Biển Đông. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói: “Quan điểm của Nga là không nên xem đó là vấn đề quốc tế. Các thế lực bên ngoài không nên xen vào vấn đề Biển Đông”.[57] Ngoại trưởng Trung Quốc nói với Ngoại trưởng Nga: “Cả Trung Quốc và Nga nên cùng nhau chống lại (cái gọi là) sự lạm dụng của cơ chế trọng tài bắt buộc”.[58]
Ngày 4/5/2016, hãng truyền thông Tiếng nói nước Nga (Sputnik News) bình luận xung quanh việc làm thế nào để Nga giúp Trung Quốc “chiến thắng” phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ kiện của Philippines về Biển Đông.[59]
Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ – Trung Quốc
Theo Tiến sĩ Kinh tế học Lê Hồng Nhật (Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) và là cộng tác viên không thường trú tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh khi sử dụng Mô hình Lý thuyết trò chơi đã phân tích tình hình quan hệ trên Biển Đông. Theo đó, trong trường hợp Hoa Kỳ làm ngơ trước các vấn đề liên quan đến Biển Đông sẽ tồn tại 2 khả năng trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Thứ nhất, Việt Nam không phản ứng gì, kết quả là Việt Nam sẽ phải đưa ra những nhượng bộ với Trung Quốc (Việt Nam mất 1 điểm, Trung Quốc được 1 điểm). Nếu Việt Nam có phản ứng tự vệ, lại xảy ra 2 khả năng bao gồm nếu Trung Quốc tôn trọng phản ứng của Việt Nam, kết quả là hai bên không được gì (Việt Nam: 0; TQ: 0) nhưng nếu Trung Quốc không tôn trọng phản ứng tự vệ của Việt Nam và xác lập thực trạng mới trên Biển Đông (khả năng này cao hơn khả năng Trung Quốc tôn trọng Việt Nam) thì Việt Nam sẽ mất nhiều hơn nếu làm ngơ trước các hành vi hung hăng của Trung Quốc (Việt Nam mất 2 điểm, Trung Quốc được 2 điểm).
Bên cạnh đó, nếu Hoa Kỳ tham gia giải quyết tranh chấp sẽ xảy ra 2 trường hợp. Trường hợp thứ nhất Mỹ giữ vững cam kết với Việt Nam. Trong trường hợp này có 2 khả năng xảy ra, thứ nhất là Trung Quốc tôn trọng cam kết Trung Quốc – Việt Nam – Mỹ, thì tất cả các bên đều được lợi và Mỹ có lợi nhất (Trung Quốc: 1; Việt Nam: 1; Mỹ: 4) tuy nhiên khả năng này rất khó xảy ra do Trung Quốc có những biểu hiện hung hăng và không tôn trọng luật pháp quốc tế, thậm chí có ý định thiết lập lại hệ thống luật quốc tế mới có lợi hơn cho Trung Quốc; thứ hai nếu Trung Quốc không tôn trọng liên minh Việt Nam – Mỹ (khả năng này cao hơn khả năng Mỹ giữ cam kết với Việt Nam) thì Việt Nam bị thiệt nhiều nhất, Mỹ vẫn được lợi nhiều nhất (Việt Nam: mất 1 điểm, Trung Quốc mất 0,5 điểm; Mỹ được 1 điểm). Trong trường hợp thứ hai, Mỹ không giữ vững cam kết với Việt Nam hoặc Việt Nam phải chấp nhận cam kết bất lợi cho mình trong quan hệ Việt Nam – Mỹ sẽ có 2 khả năng xảy ra, thứ nhất Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tất cả các bên không được lợi gì hay mất gì (Việt Nam:0; Trung Quốc:0; Mỹ:0) tuy nhiên khả năng này là thấp nhất trong các khả năng vì chắc chắn Mỹ sẽ không làm gì nếu nước này không được lợi và Trung Quốc đang có những biểu hiện không tôn trọng luật pháp quốc tế. Trong trường hợp tồi tệ nhất nhưng lại có khả năng cao nhất trong tất cả các khả năng đó là Mỹ và Trung Quốc đi đêm với nhau, Việt Nam bị bán đứng (như thỏa hiệp 1972 giữa Mỹ và Trung Quốc, bên thiệt hại nhất là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa), thiệt hại của Việt Nam là không thể lường được, biểu tượng là chữ K, Trung Quốc được lợi nhất, Mỹ sẽ bị thiệt hại lợi ích trên Biển Đông nhưng không lớn và có thể được bù đắp bởi những cam kết riêng với Trung Quốc, biểu tượng là chữ L nghĩa là low – thấp (Việt Nam: mất K điểm, Trung Quốc: được 3 điểm, Mỹ: mất L điểm).[60]
Theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp (Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh) bên lề hội thảo quốc tế về quan hệ ASEAN – Trung – Mỹ vừa diễn ra tại Hà Nội trong tháng 2 năm 2016, Việt Nam vẫn nên giữ chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ để giữ vững tự chủ về mặt hoạch định và thực thi chính sách, từ đó chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi quốc gia, dân tộc của mình nhưng cần có trọng tâm trọng điểm để gia tăng vị thế trong các cuộc đàm phán.[61]
Đồng thời ông Hiệp cũng cho rằng, việc Hoa Kỳ nhượng bộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông nhằm đổi lại việc Trung Quốc gây sức ép với Triều Tiên trong vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là hoàn toàn có thể xảy ra. Những nỗ lực gần đây của Việt Nam nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc không nên được xem như là một dấu hiệu cho thấy Hà Nội đã “đầu hàng” dưới áp lực từ Trung Quốc. Thay vào đó, do hầu hết các quốc gia trong khu vực đang hướng về Bắc Kinh, Việt Nam không muốn đứng một mình trong tư thế thù địch với Trung Quốc và đánh mất các lợi ích thương mại và đầu tư rất thiết yếu mà Trung Quốc có thể cung cấp. Quan trọng hơn, trong bối cảnh chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực vẫn còn mơ hồ, cải thiện quan hệ với Trung Quốc cũng là một cách giúp Hà Nội đề phòng trường hợp xấu nhất mà trong đó Hoa Kỳ có thể không còn quan tâm nhiều tới Việt Nam.[62] Thậm chí các hoạt động của Trung Quốc không làm giảm sự phản đối của Nhà nước Việt Nam.[63]