từ chính sách đối ngoại của nhà lý , chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới hiện nay ?

từ chính sách đối ngoại của nhà lý , chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới hiện nay ?

0 bình luận về “từ chính sách đối ngoại của nhà lý , chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới hiện nay ?”

  1. – Chính sách đối ngoại của nhà Lý: Hòa hiếu với nhà Tống và Champa, kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc. Thực hiện chính sách đối ngoại vừa mềm dẻo vừa kiên quyết.

    – Bài học kinh nghiệm cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới hiện nay:

    + Nhà nước ta hiện nay vẫn tiếp nối truyền thống của dân tộc và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về chính sách ngoại giao mềm dẻo và kiên quyết.

    + Đảng và Chính phủ luôn thực hiện phương châm giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, giữ mối quan hệ láng giềng – bạn bè thân thiện với các nước.

    + Tuy nhiên, chúng ta cũng kiên quyết giữ vững chủ quyền dân tộc, chủ quyền biển đảo.

    Bình luận
  2. – Hoạt động ngoại giao giữa hai vương triều được tiến hành thông qua các sứ bộ. Việc sai sứ sang Tống của nhà Lý là hoạt động thường xuyên và chủ yếu trong các hoạt động ngoại giao.Tiếp tục với chính sách ngoại giao của triều Tiền Lê, nhất là dưới thời Lê Đại Hành là mềm mỏng, khôn khéo đồng thời tỏ thái độ cương quyết và dứt khoát với bang giao, với nhà Lý, các sứ đoàn của Đại Việt luôn thể hiện được ý chí tự cường, tự tôn dân tộc, luôn tìm cách tạo thế ngang bằng hoặc không để cho nhà Tống coi thường.

    – Một trong những hoạt động đối ngoại với nhà Tống tiêu biểu của nhà Lý đó là xin phong vương. Nhà Lý đã nhận thức một cách sâu sắc sự hùng mạnh của nước phương Bắc trong tương quan lực lượng với quốc gia nhỏ lân bang trong khu vực. Vậy nên, việc xin phong vương của nhà Lý không chỉ nhằm nhận được sự công nhận chính thức của nhà Tống, mà còn gây dựng danh tiếng, thuyết phục các nước chư hầu nhỏ lân bang của Đại Việt phải phục tùng. Sách lược ngoại giao của Đại Việt thời Lý đặc sắc còn ở chỗ “trong xưng đế, ngoài xưng vương”. Điều này phần nào thể hiện hoạt động đối ngoại của nhà Lý trên tầm nhìn của một quốc gia thống nhất và thịnh trị. Mặc dù chịu sắc phong của nhà Tống, nhưng các vua Lý đều có những niên hiệu riêng và trong quá trình cai trị đất nước không khi nào sử dụng tới ấn tín hay danh tính mà nhà Tống ban cho. Sách lược này khiến cho nhà Lý có được những điều kiện thuận lợi ổn định để thực hiện việc cai trị trong nước cũng như quan hệ bang giao với bên ngoài.

    – Một đối sách trong hoạt động đối ngoại có tính mềm mỏng của nhà Lý đó là triều cống theo lệ được nhà Lý thực hiện khá đều đặn. Triều cống là một trong những biện pháp giảm bớt xung đột có thể xảy ra, gìn giữ hòa bình, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước. Khác với các triều đại trước khi thực hiện triều cống là sự bắt buộc thì nhà Lý làm trong thế chủ động, điều này khiến nhà Lý bề ngoài thể hiện sự thần phục nhưng bên trong vẫn giữ tư tưởng độc lập, tự chủ, tự tôn dân tộc. Trong các lần đi sứ, nhà Lý đều chuẩn bị đồ cống phẩm. Sự chủ động này với nhà Lý coi đó là nghi thức ngoại giao thân thiện.

    – Với những đối sách ngoại giao hết sức mềm mỏng trên thế của một quốc gia thống nhất, thịnh trị của nhà Lý nên dù nhà Tống biết rõ Đại Việt không thần phục hoàn toàn, nhưng cũng không thể tìm cớ để gây xích mích. Chính những đối sách ngoại giao mềm mỏng, khôn khéo vận dụng một cách linh hoạt trên một tâm thế của đất nước thống nhất, thịnh trị đã tạo cho nước Đại Việt triều Lý mạnh về nội trị, vững trong ngoại trị. Bệ đỡ để nhà Lý có thể thực hiện được tốt sách lược ngoại giao khôn khéo này chính là ở tinh thần tự cường, tự chủ được hun đúc trong truyền thống dân tộc.

    – khi cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý , Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” -> Quách Quỳ chấp nhận ngay và vội vã rút quân về nước

    * Bài học kinh nghiệm:

    – Phải có chính sách ngoại giao mềm mỏng, khôn khéo, để phân hóa kẻ thù một cách cao độ

    – Đàm phán, thương lượng nhưng phải luôn luôn giữ vững nguyên tắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ dân tộc

    – Cương quyết với kẻ thù, chống lại các âm mưu chống phá, yêu sách của kẻ thù

    Bình luận

Viết một bình luận