Từ độ cao 180 m, nguời ta thả rơi một vật nặng không vận tốc ban đầu. Bở qua sức cản không khí. Lấy g =10 m/s2. Xác định: a) Tính cơ năng của vật b) T

By Adeline

Từ độ cao 180 m, nguời ta thả rơi một vật nặng không vận tốc ban đầu. Bở qua sức cản không khí. Lấy g =10 m/s2. Xác định:
a) Tính cơ năng của vật
b) Thế năng của vật ở độ cao 120 m. Tính vận tốc của vật tại vị trí đó.
c) Độ cao mà ở đó thế năng bằng nửa động năng và tính vận tốc của vật ở độ cao đó.
d) Vận tốc của vật lúc chạm đất.

0 bình luận về “Từ độ cao 180 m, nguời ta thả rơi một vật nặng không vận tốc ban đầu. Bở qua sức cản không khí. Lấy g =10 m/s2. Xác định: a) Tính cơ năng của vật b) T”

  1. Đáp án:

    $a)W=1800m(J)$

    $b)v’=20\sqrt{3}m/s$

    $c)h_B=60m;v_B=20\sqrt{6}m/s$

    $d)v”=60m/s$

    Giải thích các bước giải:

    Gọi $A$ là vị trí thả vật

    Chọn gốc thế năng tại mặt đất

    $a)$Cơ năng tại A

    $W=W_{tA}+W_{đA}=mgh=m.10.180=1800m(J)$

    $b)$ Thế năng của vật tại độ cao 120m

    $W_{t’}=mgh’=m.10.120=1200m(J)$

    Cơ năng của vật tại độ cao 120m

    $W’=W_{t’}+W_{đ’}=1200m+\dfrac{1}{2}mv’^2(J)$

    Bảo toàn cơ năng

    $W=W’$

    $→1800m=1200m+\dfrac{1}{2}mv’^2$

    $→1800=1200+\dfrac{1}{2}v’^2$

    $→v’=20\sqrt{3}(m/s)$

    $c)$ Gọi B là vị trí mà vật có $W_t=\dfrac{W_{đ}}{2}$

    Cơ năng tại B

    $W_B=W_{đB}+W_{tB}=2W_{tB}+W_{tB}=3W_{tB}=3mgh_{B}=30mh_{B}$

    Bảo toàn cơ năng

    $W_B=W$

    $→30mh_B=1800m$

    $→30h_{B}=1800$

    $→h_B=60m$

    $W_{B}=W_{tB}+W_{đB}=\dfrac{1}{2}W_{đB}+W_{đB}=\dfrac{3}{2}W_{đB}=\dfrac{3}{2}.\dfrac{1}{2}.m.v_{B}^2$

    Bảo toàn cơ năng

    $W_B=W$

    $→\dfrac{3}{4}mv_{B}^2=1800m$

    $→\dfrac{3}{4}.v_{B}^2=1800$

    $→v_B=20\sqrt{6}m/s$

    $d)$ Cơ năng tại mặt đất

    $W”=W_{t”}+W_{đ”}=\dfrac{1}{2}mv”^2$

    Bảo toàn cơ năng

    $W”=W$

    $→\dfrac{1}{2}mv”^2=1800m$

    $→\dfrac{1}{2}v”^2=1800$

    $→v”=60m/s$

    Trả lời

Viết một bình luận