. Tự lựa chọn và viết bài giới thiệu khoảng 100 từ về một tư liệu lịch sử ( tranh ảnh)
Gợi ý: Bài giới thiệu cần thể hiện được các nội dung sau:
– Tên bức ảnh, khoảng thời gian chụp bức ảnh, bối cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam trong khoảng thời gian chụp bức ảnh.
– Bức ảnh thể hiện đối tượng,( con người, cảnh vật, sự kiện…) nào, đối tượng đó như thế nào? Bức ảnh phản ánh điều gì?
– Liên hệ và so sánh với ngày nay, những hình ảnh có còn lưu dấu vết đến hiện nay không? Có gì thay đổi không?,…
– * Gợi ý: Hình 98,99,100 SGK Lịch sử 8.
(KHÔNG SPAM)
Quá trình phát triển nền kiến trúc cổ Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế – xã hội. Những công trình kiến trúc cổ hầu hết được xây dựng trong thời kỳ phong kiến – chủ yếu là trước thế kỷ 19. Tuy nhiên các công trình còn sót lại chủ yếu được xây dựng từ sau thế kỷ 17-18.
Khi nói về kiến trúc cổ Việt Nam, nhiều người lầm tưởng đây là một sao bản của kiến trúc Trung Hoa tuy nhiên chính kiến trúc Việt Nam mới ảnh hưởng lớn đến kiến trúc Trung Hoa có thể nói kết cấu mái cong, ngói âm dương (Ngói lưu ly) là sáng tạo của người Việt cổ. Ở Kiến trúc cổ Việt Nam ngoài kết cấu đấu-củng truyền thống thì người Việt đã biến tấu sáng tạo thêm dùng bảy/kẻ “tàu đao lá mái” để cấu tạo mái cong, sáng tạo thêm nhiều loại ngói. Trong khi đó dễ thấy rằng Hai nước Hoa và Nhật này khá tương đồng nhau vì chỉ dùng mỗi phương pháp “chồng đấu tiếp rui”. Sự phong phú này của Việt Nam minh chứng cho cái gốc rễ của kiến trúc Á Đông tuy nhiên qua nhiều giai đoạn lịch sử xâm chiếm của phương Bắc chúng ta đã bị sáp nhập và tước đoạt hình ảnh văn hóa và theo đó với chủ nghĩa nước lớn người ta thường cho rằng kiến trúc Việt Nam là bản sao của kiến trúc Trung Hoa.
Dù là công trình nhỏ bé như kiến trúc dân gian hoặc đồ sộ, phức tạp như kiến trúc cung đình, vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương đã được khai thác và sử dụng phổ biến và rộng khắp: tranh, tre, nứa, lá, gỗ, đá…, sau này còn có các vật liệu khác như gạch, ngói, sành, sứ… Hệ thống kết cấu khung cột, vì kèo và các loại xà đều có quy định thống nhất về kích thước, tương quan về tỷ lệ và qua đó, những nghệ nhân trước đây đã sáng tạo ra một thức kiến trúc riêng biệt trong kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam.
Trải qua nhiều triều đại, nhiều thế kỷ với bao thăng trầm lịch sử, đến ngày nay các công trình đã trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa để tồn tại, một số còn giữ được cốt cách nguyên sơ song cũng có nhiều công trình bị pha tạp do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên, những công trình này vẫn là dấu tích cụ thể ghi lại chặng đường sáng tạo và lao động nghệ thuật, mang dấu ấn lịch sử dân tộc rất rõ nét.
Kiến trúc cổ Việt Nam được chia thành các loại hình như sau:
Đây là loại hình kiến trúc bao gồm thành lũy, pháp đài, đồn, cửa ô… Những kiến trúc quân sự quốc phòng cổ Việt Nam có mặt bằng bố cục gồm các hình như: hình vuông, hình chữ nhật, hình đa giác đều, hình tròn, hình ngôi sao và những hình đặc biệt khác. Vật liệu xây dựng các loại hình kiến trúc này rất phong phú. Ở miền núi, người ta sử dụng phiến đá xanh có đẽo gọt hoặc không; ở miền trung du, người ta sử dụng đá ong; ở miền đồng bằng sử dụng đất hoặc gạch và vôi vữa xây thành.
Kiến trúc hệ đấu-củng Việt Nam. Chùa Keo, Thái Bình
Các nét đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam trong nền kiến trúc gỗ cổ phương Đông:
+Dốc mái thẳng, đao cong. Ngói được sử dụng có thể là ngói âm dương (Ngói lưu ly) hoặc ngói hài (ngói vảy). Ngói âm dương từ ngàn xưa thì ngói âm dương đã gắn liền với các công trình kiến trúc của Việt Nam, với ưu điểm độ bền cao, cấu trúc thiết kế lợp đặc biệt mang đến sự thoáng mát vào mùa hè ấm áp vào mùa đông thường được sử dụng cho các công trình hành chính nhà nước hoặc nhà của tầng lớp cao, quan lại, nhà nho, kiến trúc tôn giáo. Ngói hài thường được sử dụng trong kiến trúc dân gian, chi phí thấp, độ bền thường không cao, dễ lên rêu, thường thấy ở kiến trúc Khmer, Thái Lan.
+Dùng bảy, kẻ đỡ mái hiên (chủ yếu thời Lê, Nguyễn) hoặc là hệ đấu-củng (chủ yếu đến thời Lý, Trần và dần bổ sung hoặc thay thế bằng bảy/kẻ). Cả hai phương pháp tồn tại song song tùy vào trình độ người thợ mà chọn lựa thi công, hệ đấu-củng tương đối phức tạp,có độ bền cao về thẩm mỹ thì trau chuốt và đẹp hơn nên yêu cầu tay nghề người thợ cao và tỉ mỉ trong công việc.
+Cột mập to, phình ở phần giữa thân dưới
Người con nào xuất thân từ những vùng nông thôn Việt Nam lam lũ, sau này đi xa sẽ nhớ vô cùng bóng dáng của những phiên chợ quê gắn liền với các bà, các mẹ. Đó như một miền kí ức khó quên mà ai cũng rưng rưng khi nhớ về.
Chợ quê Việt Nam hình thành rất đặc biệt. Ở nông thôn, thường mỗi xã hoặc một vài làng liền kề nhau có một cái chợ. Chợ là nơi trao đổi hàng hoá của cư dân địa phương. Chợ đặt ở làng nào, xã nào thường lấy tên của làng, xã ấy mà gọi. Nói nôm na đó là loại chợ quê. Quang cảnh chợ quê rất đơn giản, vài cái lều lợp gianh, lợp lá trên mấy cái cọc tre nhỏ, đơn giản. Có khi không có lều quán mà chỉ là một bãi đất trống. Người bán bày sản phẩm thành hàng, thành dãy hai bên lối di. Chủng loại hàng hoá, đa phần là những sản vật địa phương do vậy mà thay đổi theo mùa, vụ.
Chợ quê cũng có sự “phân cấp” một cách tự nhiên thành chợ Làng, chợ xã, chợ huyện, chợ tình… Người ta gọi chợ theo cấp hành chính và quy mô chợ cũng từ đó mà to dần lên. Ngày nay chỉ còn dấu vết chợ quê ở làng, ở xã, còn chợ huyện, chợ tỉnh hầu như đã biến thành những trung tâm buôn bán lớn trong vùng. Do nhu cầu trao đổi, mua bán nên ngày nào cũng họp chợ. Vì vậy mà mất đi phiên chợ truyền thống ngày trước.
Chợ quê lại có hai loại, chợ phiên và chợ hôm. Chợ phiên họp vào những ngày theo một chu kỳ nhất định. Khi nói chợ họp ngày ba và ngày tám, có nghĩa là phiên chợ họp vào những ngày mồng ba, mồng tám, mười ba, mười tám, hai ba, hai tám hàng tháng (theo âm lịch). Gần đây nhiều chợ chọn ngày chủ nhật làm phiên họp chính. Phiên chợ chính bao giờ cũng đông người hơn phiên chợ xép (chợ họp không đúng phiên). Ngoài những sản phẩm địa phương, ở chợ phiên mặt hàng đa dạng hơn bởi sự góp mặt của các hàng công nghiệp đắt tiền.
Chợ hôm thì ngày nào cũng họp. Người mua người bán chỉ thưa thớt, trao đổi những hàng thiết yếu hàng ngày, hàng tươi sống như rau, hoa quả, dầu, muối, tôm cá, trứng… Chợ thường họp vào buổi sáng sớm hay chiều. Nếu chợ họp vào buổi chiều người ta hay gọi là chợ chiều.
Chợ quê đặc biệt hơn cả vào những dịp lễ tết. Khi ông mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Trẻ em đi theo mẹ để được sắm những bộ đồ đón tết. Ai cũng hồ hởi, nô nức sắm những thức ngon về dâng lên bàn thờ tổ tiên và đón năm mới.
Niềm vui ở chợ quê theo bước chân lon ton của các bé em đến tận nhà và theo cả niềm trông chờ của những đôi mắt hấp háy nô đùa ở ngoài sân đợi mẹ đi chợ về để được cái bánh, cây kẹo. Chợ quê mãi là miền hồi ức xinh đẹp của những người con lớn lên từ nông thôn. Cùng với cây đa, bến nước, sân đình, chợ quê mãi là một nét văn hóa đẹp đẽ của người Việt in đậm dấu ấn thôn dã bình yên.