Từ năm 1930 đến năm 1945, qua các thời kì lịch sử, Đảng ta đã chuẩn bị những gì về lực lượng nhằm tiến tới cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

Từ năm 1930 đến năm 1945, qua các thời kì lịch sử, Đảng ta đã chuẩn bị những gì về lực lượng nhằm tiến tới cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền tháng Tám năm 1945.

0 bình luận về “Từ năm 1930 đến năm 1945, qua các thời kì lịch sử, Đảng ta đã chuẩn bị những gì về lực lượng nhằm tiến tới cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền”

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 03-2-1930), đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống ách đô hộ của thực dân Pháp. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có đội tiên phong, trực tiếp nắm chắc ngọn cờ lãnh đạo để dẫn dắt nhân dân ta tiến tới cuộc Cách mạng Tháng Tám năm1945.

    Thứ nhất, Đảng lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-1931

    Cao trào cách mạng 1930-1931 không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, mà là kết quả tất yếu của các điều kiện khách quan và chủ quan trong đời sống xã hội của nước ta lúc đó. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã thúc đẩy thực dân Pháp tăng cường cấu kết với thế lực phong kiến thuộc địa ra sức bóc lột nhân dân Việt Nam và đẩy đời sống của toàn thể nhân dân lâm vào tình trạng cùng cực; buộc nhân dân ta vùng dậy đấu tranh chống bọn thực dân đế quốc và phong kiến thuộc địa. Đảng ra đời là nhân tố quyết định và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Cao trào cách mạng 1930-1931 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam để tiến tới giành chính quyền trên cả nước.

    Bình luận
  2. Xây dựng lực lượng chính trị : – Hình thành khối công nông liên minh (trong cao trào 1930 – 1931). – Xây dựng và từng bước mở rộng khối đoàn kết dân tộc (qua việc thành lập các mặt trận dan tộc thống nhất, đặc biệt là Mặt trận Việt Minh). – Thay đổi khẩu hiệu tranh đấu để cô lập kẻ thù… Xây dựng lực lượng vũ trang : – Lực lượng tự vệ trong thời kì Xô viết Nghệ – Tĩnh (1930 – 1931). – Duy trì Đội du kích Bắc Sơn (1940), thành lập Đội cứu quốc quân I (1941) và các Đội Cứu quốc quân II, III sau đó. – Thành lập Đội tự vệ chiến đấu ở Cao Bằng (1941). – Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (12/1944). – Thành lập Đội du kích Ba Tơ và đội du kích các tỉnh trong thời kì iền khởi nghĩa (sau 9/3/1945). – Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì giữa tháng 4/1945. – Việt Nam Giải phóng quân (5/1945). Thành lập các căn cứ địa để tiếp tục xây dựng lực lượng về mọi mặt (1.5 điểm): – Thành lập căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai, Cao Bằng (1941), căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng (1943), các chiến khu kháng Nhật, khu giải phóng Việt Bắc (6/1945), các ATK trung ương và địa phương. – Nhờ có lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa được xây dựng và không ngừng phát triển, Đảng ta đã lãnh đạo cuộc đấu tranh chính trị, kết hợp với đấu tranh vũ trang, giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám.

    Bình luận

Viết một bình luận