từ năm 1945 đến năm 1952, nhật bản khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh nào ?
0 bình luận về “từ năm 1945 đến năm 1952, nhật bản khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh nào ?”
– CTTG II để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề:
+ Gần 3 triệu người chết và mất tích, kinh tế bị tàn phá, 13 triệu người thất nghiệp, đói rét…
+ Bị Mỹ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh (1945 – 1952) nhưng Chính phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại và hoạt động.
1. Về chính trị
– Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (viết tắt theo tiếng Anh là SCAP) đã loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.
– Hiến pháp mới do SCAP tổ chức soạn thảo (có hiệu lực từ ngày 3-5-1947), quy định Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, nhưng thực chất là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản.
+ Vẫn duy trì ngôi vị Thiên hoàng song chỉ mang tính tượng trưng, không còn quyền lực đối với Nhà nước;
+ Xác định Nghị viện gồm hai viện, do nhân dân bầu ra, là cơ quan quyền lực tối cao giữ quyền lập pháp;
+ Chính phủ nắm quyền hành pháp do Thủ tướng đứng đầu.
– Nhật Bản cam kết từ bỏ việc tiến hành chiến tranh, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; không duy trì quân đội thường trực, chỉ có lực lượng phòng vệ dân sự bảo đảm an ninh, trật tự trong nước.
2. Về kinh tế
– SCAP tiến hành3 cải cách lớn:
+ Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn mang tinh chất dòng tộc “Dai-bát-xư”.
+ Cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 hecta ruộng, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân.
+ Dân chủ hóa lao động (thông qua việc thực hiện các đạo luật về lao động).
– Từ năm1950 – 1951: Nhật Bản đã khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.
3. Đối ngoại
– Chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ, ký “Hiệp ước hòa bình Xan Pharanxicô”(9-1951), chấm dứt việc chiếm đóng của đồng minh Mỹ (1952).
– Ngày 8/9/1951 ký “Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật”, theo đó Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật.
– CTTG II để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề:
+ Gần 3 triệu người chết và mất tích, kinh tế bị tàn phá, 13 triệu người thất nghiệp, đói rét…
+ Bị Mỹ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh (1945 – 1952) nhưng Chính phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại và hoạt động.
1. Về chính trị
– Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (viết tắt theo tiếng Anh là SCAP) đã loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.
– Hiến pháp mới do SCAP tổ chức soạn thảo (có hiệu lực từ ngày 3-5-1947), quy định Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, nhưng thực chất là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản.
+ Vẫn duy trì ngôi vị Thiên hoàng song chỉ mang tính tượng trưng, không còn quyền lực đối với Nhà nước;
+ Xác định Nghị viện gồm hai viện, do nhân dân bầu ra, là cơ quan quyền lực tối cao giữ quyền lập pháp;
+ Chính phủ nắm quyền hành pháp do Thủ tướng đứng đầu.
– Nhật Bản cam kết từ bỏ việc tiến hành chiến tranh, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; không duy trì quân đội thường trực, chỉ có lực lượng phòng vệ dân sự bảo đảm an ninh, trật tự trong nước.
2. Về kinh tế
– SCAP tiến hành 3 cải cách lớn:
+ Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn mang tinh chất dòng tộc “Dai-bát-xư”.
+ Cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 hecta ruộng, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân.
+ Dân chủ hóa lao động (thông qua việc thực hiện các đạo luật về lao động).
– Từ năm 1950 – 1951: Nhật Bản đã khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.
3. Đối ngoại
– Chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ, ký “Hiệp ước hòa bình Xan Pharanxicô” (9-1951), chấm dứt việc chiếm đóng của đồng minh Mỹ (1952).
– Ngày 8/9/1951 ký “Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật”, theo đó Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật.
-Nhật bị quân đội Mĩ chiếm đóng ( 1945 -1952 ). Chính phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại và hoạt động.
-Bộ chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh ( SCAP) tiến hành các cải cách.