Từ thế kỷ VIII – I TCN, nước ta có những chuyển biến gì về xã hội
0 bình luận về “Từ thế kỷ VIII – I TCN, nước ta có những chuyển biến gì về xã hội”
Bài 11. Những chuyển biến về xã hộiSự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
1. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
– Sản xuất nông nghiệp lúa nước ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải chuyên tâm lo việc cuốc cày, làm đất, gieo hạt, chăm bón…
– Số người làm nông nghiệp tăng lên, để có người làm việc ngoài đồng, phải có người ở nhà lo việc ăn uống.
=> Sự phân công lao động trở thành cần thiết.
+ Phụ nữ, ngoài việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải.
+ Nam giới, một phần làm nông nghiệp, đi săn bắt, đánh cá;
+ Một phần chuyên hơn, thì phụ trách việc chế tác công cụ, bao gồm cả việc đúc đồng, làm đồ trang sức, về sau được gọi chung là các nghề thủ công.
=> Địa vị của người đàn ông ngày càng quan trọng.
2. Xã hội có gì đổi mới?
– Sản xuất ngày càng phát triển đã giúp cho cuộc sống của con người ngày càng ổn định.
+ Trên các đồng bằng ven sông lớn hình thành hàng loạt làng bản (bấy giờ gọi là chiềng, chạ).
+ Các làng bản ở vùng cao cũng nhiều hơn trước, do con người đã định cư lâu dài.
– Dần dần hình thành các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau, được gọi là bộ lạc.
– Vị trí của người đàn ông ngày càng cao hơn trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản. => Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
– Những người già, những người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có sức khỏe được bầu làm người quản lí làng bản.
– Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo.
3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
– Từ thế kỷ VIII – I TCN, có nhiều nền văn hóa phát triển cao như: Óc Eo (An Giang) – cơ sở của nước Phù Nam sau này, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) – cơ sở của nước Cham-pa, Đông Sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
– Văn hóa Đông Sơn có công cụ, vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi giáo, mũi tên,… => đồ đồng thay thế đồ đá đã góp phần tạo nên sự chuyển biến trong xã hội.
– Cư dân văn hóa Đông Sơn gọi là cư dân Lạc Việt. Cuộc sống của con người đã có phần ổn định.
Bài 11. Những chuyển biến về xã hộiSự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
1. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
– Sản xuất nông nghiệp lúa nước ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải chuyên tâm lo việc cuốc cày, làm đất, gieo hạt, chăm bón…
– Số người làm nông nghiệp tăng lên, để có người làm việc ngoài đồng, phải có người ở nhà lo việc ăn uống.
=> Sự phân công lao động trở thành cần thiết.
+ Phụ nữ, ngoài việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải.
+ Nam giới, một phần làm nông nghiệp, đi săn bắt, đánh cá;
+ Một phần chuyên hơn, thì phụ trách việc chế tác công cụ, bao gồm cả việc đúc đồng, làm đồ trang sức, về sau được gọi chung là các nghề thủ công.
=> Địa vị của người đàn ông ngày càng quan trọng.
2. Xã hội có gì đổi mới?
– Sản xuất ngày càng phát triển đã giúp cho cuộc sống của con người ngày càng ổn định.
+ Trên các đồng bằng ven sông lớn hình thành hàng loạt làng bản (bấy giờ gọi là chiềng, chạ).
+ Các làng bản ở vùng cao cũng nhiều hơn trước, do con người đã định cư lâu dài.
– Dần dần hình thành các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau, được gọi là bộ lạc.
– Vị trí của người đàn ông ngày càng cao hơn trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản. => Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
– Những người già, những người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có sức khỏe được bầu làm người quản lí làng bản.
– Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo.
3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
– Từ thế kỷ VIII – I TCN, có nhiều nền văn hóa phát triển cao như: Óc Eo (An Giang) – cơ sở của nước Phù Nam sau này, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) – cơ sở của nước Cham-pa, Đông Sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
– Văn hóa Đông Sơn có công cụ, vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi giáo, mũi tên,… => đồ đồng thay thế đồ đá đã góp phần tạo nên sự chuyển biến trong xã hội.
– Cư dân văn hóa Đông Sơn gọi là cư dân Lạc Việt. Cuộc sống của con người đã có phần ổn định.
– Các trường dạy chữ Hán được mở tại các quận.
– Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán được du nhập vào nước ta.