Từ thực tế cách mạng nước tả giai đoạn 1930 đến 2000 đã để lại cho đảng và nhân dân ta những bài học kinh nghiêm gì? Là học sinh em phải làm gì để xây

By Claire

Từ thực tế cách mạng nước tả giai đoạn 1930 đến 2000 đã để lại cho đảng và nhân dân ta những bài học kinh nghiêm gì? Là học sinh em phải làm gì để xây dựng và bảo vệ tổ quốc

0 bình luận về “Từ thực tế cách mạng nước tả giai đoạn 1930 đến 2000 đã để lại cho đảng và nhân dân ta những bài học kinh nghiêm gì? Là học sinh em phải làm gì để xây”

  1. Từ năm 1930 đến năm 2000 đã để lại cho đảng và nhân dân ta là

    Biết được tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Lòng tốt của đảng và nhà nước. Thực hiện theo bảng tuyên ngôn độc lập của bác Hồ 

    Là học sinh việc phải làm để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc là 

    +Ra sức học tập 

    +Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân đội 

    +Tu dưỡng đạo đức 

    +Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, an ninh trật tự 

    +Vận động người dân tham gia nghĩa vụ quân sự 

    Chúc bạn học tốt ạ 

    Trả lời
  2. Từ khi đế quốc Pháp xâm lược nước ta năm 1858, nhân dân ta đã không ngừng đấu tranh bằng nhiều hình thức, tiến hành nhiều cuộc khởi nghĩa, anh dũng đứng lên chống xâm lược, giành độc lập, tự do nhưng chưa đạt được thắng lợi do chưa tìm được đường đi đúng đắn. Giữa lúc phong trào yêu nước gặp khủng hoảng về con đường cứu nước thì Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra, mở đầu thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. “Như ánh mặt trời rạng đông xua tan bóng tối, cuộc Cách mạng Tháng Mười đã chiếu rọi ánh sáng mới vào lịch sử loài người”[1]. Cách mạng Tháng Mười đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng vô sản và phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức.

    Đồng chí Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên được Cách mạng tháng Mười thức tỉnh, đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Đồng chí là nhà cách mạng đầu tiên ở nước ta vượt qua chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng lịch sử, tìm ra con đường cứu nước.

    Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm con đường cứu nước từ năm 1911, trực tiếp tham gia cuộc sống lao động và đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa. Trải qua mười năm (1911- 1920) nghiên cứu, học tập, quan sát, và tham gia đấu tranh, đồng chí đã tìm ra chân lý cách mạng của thời đại là chủ nghĩa Mác – Lênin, thấy được muốn giải phóng dân tộc mình không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản. Khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, đồng chí đã thấy được phương hướng giải quyết cho những vấn đề mà mình nung nấu từ lâu. Đồng chí đã thấy rõ “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vôn sản”[2], “Chỉ có chủ nghĩa Cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng loại và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc…”[3], Đồng chí là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản đầu tiên của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Đồng chí cũng là người Việt Nam đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước và phác thảo ra con đường cứu nước đúng đắn cho nhân dân ta… Năm 1921, ở Paris, đồng chí tham gia sáng lập “Hội liên hiệp thuộc địa”, ra báo Người cùng khổ bằng tiếng Pháp tuyên truyền và tập hợp lực lượng chống đế quốc trong các thuộc địa và tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin. Cũng từ năm 1921, đồng chí bắt tay viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, tác phẩm có 12 chương, một số chương đã đăng trên báo Người cùng khổ. Tác phẩm được Hiệu sách Lao động (Librairie du travail) ở Pari xuất bản lần đầu tiên năm 1925. Đó là bản cáo trạng tố cáo chế độ thực dân Pháp, vạch rõ tội ác xấu xa và sự lừa bịp của bọn thực dân ở các thuộc địa, mô tả hình thù của chủ nghĩa tư bản: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi”[4]. Bản án chế độ thực dân Pháp cũng vạch rõ sức mạnh to lớn của cách mạng giải phóng dân tộc, chỉ cho các dân tộc thuộc địa con đường của Cách mạng Tháng Mười. Đối với nước ta, đây là tác phẩm có tính chất lý luận cách mạng đầu tiên của Việt Nam, xác định phương hướng tư tưởng mới cho phong trào cách mạng Việt Nam, phương hướng đi theo chủ nghĩa Mác – Lênin và Cách mạng Tháng Mười, Bản án chế độ thực dân Pháp và báo Người cùng khổ đã góp phần quan trọng nâng cao giác ngộ cách mạng cho công nhân và nhân dân lao động nước ta; giúp cho trí thức yêu nước ở nước ta hướng vào tìm hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin và Cách mạng Tháng Mười, hình thành tư tưởng cách mạng vô sản của phong trào yêu nước.

    Cuối năm 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu với tư cách là Uỷ viên Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, phụ trách Cục Phương Nam. Ở đây, đồng chí cùng với các nhà cách mạng Trung Quốc và một số nước khác ở châu Á sáng lập ra “Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông”, đồng thời tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước.

    Tháng 6 -1925, đồng chí thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gồm những thanh niên Việt Nam yêu nước nhiệt thành và được giác ngộ bước đầu về chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong hội có tổ chức trung kiên làm nòng cốt là Cộng sản đoàn.

    Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra tuần báo Thanh niên làm cơ quan tuyên truyền của Hội. Trong thời gian từ tháng 6-1925 đến tháng 4-1927, báo do đồng chí Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách và ra được 88 số. Số 1 ra ngày 21-6-1925. Mỗi số in khoảng 100 bản ở Quảng Châu rồi chuyển về nước theo đường bí mật. Cơ sở ở trong nước chép thêm thành nhiều bản khác để lưu hành. Đây là tờ báo tiếng Việt đầu tiên do người Việt Nam viết để phục vụ sự nghiệp cách mạng của người Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam. Nó cũng là tờ báo tiếng Việt đầu tiên đưa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin truyền bá trong những người yêu nước Việt Nam. Tiếp theo cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp và báo Người cùng khổ, báo Thanh niên đã bước đầu giới thiệu một thế giới quan mới, một con đường cách mạng mới và một mẫu người chiến sĩ cách mạng mới.

    Trong nhiều số báo, bằng nhiều cách diễn đạt dễ hiểu, báo đã trình bày cách mạng Thanh niên, thường xuyên tố cáo tội ác và các thủ đoạn lừa bịp của thực dân Pháp và tay sai bằng các dẫn chứng cụ thể, kêu gọi nhân dân đứng dậy tự giải phóng cho mình. Báo đã phê phán các tư tưởng gây trở ngại cho sự nghiệp giải phóng dân tộc như: bị áp bức bóc lột khốn khổ nhưng chỉ biết than thân, trách phận, đổ tại số trời hoặc chờ đợi “minh quân” xuất hiện, coi thường công nông, ỷ lại, người này chờ đợi người khác, không biết rằng mình không giúp mình thì không ai giúp được mình, v.v…

    Báo cũng nêu cốt cách của người cách mạng, trước hết là đức tính hy sinh vì nhân dân, vì cách mạng.

    Cùng với việc trực tiếp phụ trách báo Thanh niên, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mở được 10 lớp huấn luyện cho hơn 200 cán bộ, đào tạo họ thành những người cách mạng Việt Nam đầu tiên tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước, một số sau đó được cử sang học Trường Đại học Phương Đông ở Liên Xô.

    Những bài giảng của đồng chí được in thành sách Đường cách mệnh. Đây là tác phẩm vận dụng sáng tạo học thuyết Lênin và kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng nước ta, vạch ra những vấn đề cơ bnả về lý luận, chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng Việt Nam. Đồng chí đã tiếp tục phát triển luận điểm sáng tạo: nhân dân các nước thuộc địa có thể chủ động đứng lên đem sức mình mà giải phóng cho mình. “…Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự gúp lấy mình đã”[5]. Đồng chí dự báo: cách mạng dân tộc Việt Nam thành công thì tư sản Pháp yếu đi, tư bản Pháp yếu đi thì công nông Pháp làm cách mạng giai cấp cũng dễ”[6]. Như vậy cách mạng ở nước ta cũng như ở các nước thuộc địa, không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước cách mạng ở chính quốc. Đường cách mệnh đã có tác dụng to lớn giáo dục và tổ chức những thanh niên cách mạng chân chính, tập hợp họ vào đội ngũ tiên phong của giai cấp vô sản làm nòng cốt cho việc tiến tới thành lập Đảng Cộng sản. Tác phẩm Đường cách mệnh đã đặt nền tảng về lý luận, chính trị, tư tưởng cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930.

    Từ những năm 1920 trở đi, phong trào yêu nước phát triển mạnh. Sau các cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), phong trào để tang Phan Chu Trinh (1926), nhiều tổ chức yêu nước ra đời, như Tâm Tâm Xã (1923 – 1925), Tân Việt Cách mạng Đảng (1926 – 1930). Những tổ chức yêu nước đó có tác dụng nhất định trong việc truyền bá tư tưởng mới, giáo dục lòng yêu nước và tập hợp quần chúng thanh niên trí thức, tiểu tư sản, nhưng đều chưa phản ánh quan điểm chính trị của giai cấp vô sản. Thời kỳ này còn có sự ra đời của một số tổ chức đi theo đường lối cách mạng tư sản. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã đấu tranh chống lại chủ nghĩa cải lương thoả hiệp với chủ nghĩa đế quốc của những đại biểu cho tư sản mại bản và đại địa chủ như quan điểm “Lập hiến” của Bùi Quang Chiêu, thuyết “trực trị” của Phạm Quỳnh yêu cầu đế quốc Pháp ban bố cho một số quyền lợi. Đồng thời đã đấu tranh chống lại đường lối dân tộc hẹp hòi của Việt Nam Quốc dân Đảng phủ nhận đấu tranh giai cấp, chủ trương đoàn kết tất cả, chống đế quốc nhưng không chống phong kiến. Việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cứu nước đúng đắn của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lúc này cực kỳ khó khăn do sự đàn áp tàn bạo và những thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo của đế quốc Pháp. Chúng đã thẳng tay kết tội “cộng sản làm loạn”, bất cứ ai rải một tờ truyền đơn, đọc một tờ báo cách mạng đều bị bắt bớ, cầm tù. Chúng nói xấu Liên Xô, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, vu cáo những người cộng sản là “quá khích”, “phá hoại”, “tay sai Mạc tư khoa”…

    Giai cấp công nhân Việt Nam là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Cũng như các tầng lớp lao động khác ở Việt Nam, giai cấp công nhân bị ba tầng áp bức bóc lột: đế quốc, phong kiến và tư sản. Lớp công nhân đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đến năm 1929 số lượng công nhân chuyên nghiệp có khoảng 22 vạn người (trong số đó mới có trên 5 vạn công nhân kỹ thuật). Tuy còn trẻ, số lượng ít (năm 1929 mới chiếm 1,2% dân số), trình độ văn hoá và kỹ thuật còn thấp, song ngày càng phát triển và đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất ở nước ta, nhiệt tình yêu nước và có tinh thần đấu tranh cao. Để tạo điều kiện thuận lợi truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào giai cấp công nhân và tự rèn luyện mình, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chủ trương “vô sản hoá”, đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống và lao động với công nhân. Việc thực hiện chủ trương này đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao giác ngộ cách mạng cho giai cấp công nhân từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ tự phát đến tự giác, vùng dậy đoàn kết đấu tranh, trở thành lực lượng chính trị độc lập. Nó cũng tạo điều kiện cho những thanh niên trí thức tiểu tư sản đi từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ tán thành chủ nghĩa cộng sản đến thực sự rèn luyện để trở thành những chiến sĩ cộng sản.

    Năm 1929, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã phát triển cơ sở mạnh mẽ trong cả nước. Hội rèn luyện được nhiều cán bộ cách mạng chân chính làm nòng cốt cho việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản. Giai cấp công nhân cũng từ những Hội ái Hữu, Hội Tương tế tiến lên tổ chức các Công hội. Từ Công hội được thành lập ở Nhà máy Ba Son (Sài Gòn) năm 1920, có thêm những tổ chức Công hội ở các Nhà máy chia, tơ, xi măng (Hải Phòng), Nhà máy điện Yên Phụ, sửa chữa ôtô Avia, in IDEO (Hà Nội), Nhà máy sợi, dệt (Nam Định), mỏ than Hòn Gai, Nhà máy xe lửa (Vinh)… Có sự lãnh đạo của Công Hội và Hội Thanh niên, các cuộc đấu tranh của công nhân được tổ chức tốt hơn, không chỉ có yêu sách kinh tế mà còn có đòi hỏi về chính trị. Ngày 4-8-1925 nổ ra cuộc bãi công của 1.000 công nhân Ba Son. Các năm 1927, 1928, 1929 hàng chục cuộc bãi công của công nhân diễn ra ở nhiều nhà máy, đồn điền, hầm mỏ. Trong các cuộc bãi công, khẩu hiệu đấu tranh chính trị kết hợp chặt chẽ với đấu tranh về kinh tế và đã có sự phối hợp giữa các xí nghiệp với nhau. Phong trào công nhân đã có tính độc lập rõ rệt. Nhiều cuộc đấu tranh ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, mỏ than Hòn Gai, Vinh, Đà Nẵng, Sài Gòn, đồn điền cao su Phú Riềng (Thủ Dầu Một)… giành được thắng lợi.

    Giai cấp nông dân Việt Nam chiếm 90% dân số, bị áp bức bóc lột nặng nề bởi tô tức, sưu cao, thuế nặng, phu phen tạp dịch triền miên, rất khao khát độc lập tự do và ruộng đất, hăng hái chống chế đế quốc, phong kiến. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có ảnh hưởng mạnh trong nông dân, thúc đẩy phong trào đấu tranh của nông dân ngày càng xích lại gần với phong trào đấu tranh của công nhân, đồng thời tranh thủ được tầng lớp trí thức, tiểu tư sản.

    Chủ nghĩa Mác – Lênin, hệ tư tưởng tiên tiến của giai cấp công nhân ngày càng có tác động mạnh mẽ vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân. Trước xu thế phát triển của cách mạng, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đáp ứng được đòi hỏi khách quan “phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”[7]. Ngày 17-6-1929 nhóm tiên tiến trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Bắc kỳ họp tuyên bố thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 8-1929 một số cán bộ trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam kỳ đứng ra thành lập An Nam Cộng sản Đảng. Ngày 1-1-1930, một số người tiên tiến trong Tân Việt Cách mạng Đảng ở Bắc Trung kỳ thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Cả ba tổ chức đảng đều ra thông báo, tuyên ngôn, hiệu triệu quần chúng, nói rõ mục đích, tôn chỉ của mình, xuất bản các cơ quan ngôn luận như Búa Liềm, Bônseevích, Cờ Cộng sản, Cờ đỏ của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đỏ của chi bộ An Nam Cộng sản Đảng ở Trung Quốc, Cờ đỏ của An Nam Cộng sản Đảng ở Nam kỳ. Công hội đỏ miền Bắc do Đông Dương Cộng sản Đảng lãnh đạo ra báo Lao động. Một số đảng bộ địa phương cũng có báo như khu mỏ Quảng Ninh có báo Người thợ mỏ, Hầm mỏ, Hải Phòng có báo Sao đỏ, Nam Định có báo Tiền Phong, Phú Riêng có báo Giải thoát. Các chi bộ cộng sản được tổ chức và phát triển ở nhiều nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường phố, làng quê. Cờ đỏ, truyền đơn, áp phích xuất hiện ở nhiều nơi, kể cả trong các công sở, trại lính. Nhiều khẩu hiệu đấu tranh cho dân sinh, dân chủ được phổ biến rộng rãi cùng với các khẩu hiệu cơ bản như đòi tăng tiền lương, ngày làm việc 8 giờ, bỏ cúp phạt bất công, bỏ thuế thân, bỏ thuế chợ, bỏ bắt phu, tự do bãi công, tự do hội họp, tự do lập hội, lật đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp, lật đổ Nam triều và chế độ phong kiến, độc lập dân tộc hoàn toàn, chia ruộng đất cho dân cày, thành lập chính quyền công nông binh, bảo vệ Cách mạng Liên Xô.

    Việc thống nhất các tổ chức cộng sản đã trở thành một yêu cầu khách quan và cấp bách của phong trào cách mạng để khắc phục sự chia rẽ về tư tưởng, tổ chức, thống nhất sự chỉ đạo trong cả nước.

    Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành việc chuẩn bị hội nghị hợp nhất và đã chủ trì hội nghị từ ngày 3 – 7-2-1930. Hội nghị đã nhất trí thành lập Đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Lời kêu gọi nhân dân do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Hội nghị còn nhất trí thông qua Điều lệ tóm tắt của các hội quần chúng.

    Chánh cương vắn tắt của Đảng vạch rõ cách mạng Việt Nam là “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[8]. Nhiệm vụ của cách mạng ấy là đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, tịch thu ruộng đất của đế quốc làm của công và chia cho nông dân nghèo, quốc hữu hoá xí nghiệp của đế quốc, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm tám giờ, xây dựng chính phủ công nông binh và tổ chức ra quân đội công nông.

    Sách lược vắn tắt và Chương trình tóm tắt ghi: Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, Đảng phải “thu phục”[9] được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèo để làm “thổ địa cách mạng”[10] đánh đổ đại địa chủ và phong kiến. Đảng phải “hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt v.v… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng lập hiến v.v..) thì phải đánh đổ[11].

    Trong khi nêu khẩu hiệu Việt Nam độc lập, Đảng đồng thời chủ trương đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. Điều lệ vắn tắt quy định: “Ai tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và Quốc tế Cộng sản, hăng hái đấu tranh và dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận Đảng thời được vào Đảng”[12].

    Điều lệ nêu rõ trách nhiệm của đảng viên mà ba điều đầu tiên là “Tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và cổ động quần chúng theo Đảng”[13], “Tham gia mọi sự đấu tranh về chính trị và kinh tế của công nông”[14], “Phải thực hành cho được chánh sách và nghị quyết của Đảng và Quốc tế Cộng sản”[15],

    Về dân chủ, kỷ luật, Điều lệ ghi: “bất cứ vấn đề nào đảng viên đều phải hết sức thảo luận và phát biểu ý kiến, khi đa số đã nghị quyết thì tất cả đảng viên phải phục tùng mà thi hành”[16].

    Lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc vạch rõ thế giới đã chia thành hai mặt trận: mặt trận cách mạng gồm giai cấp công nhân các nước và các dân tộc bị áp bức do Liên Xô đứng đầu và mặt trận của chủ nghĩa đế quốc. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đế quốc Pháp bị thiệt hại nặng nề đang ra sức khai thác các tài nguyên ở Đông Dương, ráo riết bóc lột, áp bức nhân dân ta, chuẩn bị cuộc chiến tranh đế quốc thứ hai. “Sự áp bức và bóc lột vô nhân đạo của đế quốc Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết”[17]. Đế quốc Pháp không thể dùng khủng bố trắng để tiêu diệt cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập. Đó là Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo công cuộc “giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột”[18], đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến Việt Nam và tư sản phản cách mạng, làm cho Việt Nam độc lập, chia ruộng đất các đế quốc và địa chủ phản cách mạng cho dân nghèo, đem lại mọi quyền tự do cho nhân dân.

    Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắt tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt, đã hợp thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng nước ta, vạch rõ mục đích, động lực, phương pháp cách mạng và những khẩu hiệu đấu tranh cơ bản. Đó là con đường cứu nước đúng đắn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thể hiện tư tưởng kết hợp đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, dân tộc và quốc tế, chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Sự đúng đắn của Cương lĩnh đầu tiên đã được quá trình thắng lợi của cách mạng nước ta chứng minh và khẳng định. Những luận điểm của đồng chí Nguyễn Ái Quốc về cách mạng thuộc địa, về chủ nghĩa dân tộc trên quan điểm của giai cấp công nhân còn là sự đóng góp to lớn vào sự phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào cách mạng thế giới.

    Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập đánh dấu “một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”[19]. Đó là kết quả việc chuẩn bị đầy đủ về các mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức. Việc chuẩn bị đã phải tiến hành trong cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt chống lại sự khủng bố tàn bạo, đẫm máu của chủ nghĩa đế quốc. Về mặt tư tưởng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc là người cộng sản đầu tiên đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin để bước đầu xác lập nền tảng lý luận, vạch ra phương hướng, đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam, trực tiếp tiến hành công tác tuyên truyền và huấn luyện cán bộ.

    Những cán bộ đầu tiên được đồng chí đào tạo là những trí thức cộng sản đầu tiên, phần đông là học sinh, giáo viên, công chức đã tiếp tục công tác tuyên truyền, huấn luyện lý luận và đường lối, đẩy lùi khuynh hướng cải lương và dân tộc hẹp hòi của các đảng phái tư sản và tiểu tư sản, kết hợp với việc cổ động chính trị hằng ngày đưa quần chúng ra hành động đấu tranh với địch giành quyền dân sinh, dân chủ.

    Những đồng chí ấy đã trải qua muôn vàn hy sinh gian khổ, hoà mình vào trong quần chúng, “vô sản hoá”, thực sự rèn luyện mình thành những chiến sĩ cách mạng vô sản, những cán bộ tuyên huấn đầu tiên, đẩy nhanh việc kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước để hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

    “Nhìn lại sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh qua quá trình cách mạng Việt Nam, chúng ta thấy cả một hệ thống quan điểm toàn diện, nhất quán và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đó là đi từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là một cuộc cách mạng thuộc địa từ giải phóng dân tộc đến giải phóng xã hội, giải phóng con người tiến lên chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Đây là luận điểm trung tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh, là chiều sâu nhất trong tư duy lý luận của Người. Tư tưởng đó không những có giá trị lớn lao trong thế kỷ XX mà còn toả sáng trong thế kỷ XXI”[20].⇵⇅⇄⇆∫

    Trả lời

Viết một bình luận