từ văn bản 2 cây phong hãy viết 1 đoạn văn nêu suy nghĩ về tình yêu quê hương
0 bình luận về “từ văn bản 2 cây phong hãy viết 1 đoạn văn nêu suy nghĩ về tình yêu quê hương”
Đã có một thời gian xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản rằng quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân. Thế nhưng có thật như thế không khi quê hương còn là sự gắn bó thân thương, máu thịt; là hình ảnh đọng mãi trong tim mỗi con người khi xa quê. Bấy giờ, chúng ta mới thật sự nhận ra quê hương còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người.Quê hương là cái nôi đầu tiên cho ta trưởng thành.Quê hương dõi theo từng bước ta đi trong cuộc đời. Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần thanh lọc tâm hồn con người. Ngược lại với những điều đó, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu quê hương mà không xuất phát từ tình cảm, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta với những kẻ không nhớ về quê hương, cuội nguồn thì đó là những kẻ vô tâm, vô cảm, không một chút quan tâm về sự thay đổi của chính nơi mình sinh ra. Bản thân học sinh chúng ta phải biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm ấy thành mục đích, hoài bảo để sau này cống hiến cho đất nước.
Hai cây phong, nơi ấy chứa bao nhiêu kỉ niệm tuổi học trò với những trò chơi thưở nhỏ ” khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chạy ào lên cây phá mấy tổ chim”. Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về hai cây phong trong ký ức của nhân vật ở đây chính là” thế giới diệu kì đc mở ra trong tâm hồn trẻ thơ” từ góc nhìn, tầm nhìn mà hai cây phong ấy mang lại. Trước hết, hai cây phong là điểm tựa để bọn trẻ đua nhau thể hiện ý chí: ” chúng tôi cứ reo cao lên nữa- nào xem ai can đảm và khéo hơn ai! “. Nhưng thế giới xung quanh mới là điều kinh ngạc và quyến rũ bạn trẻ” chúng tôi cố gắng giương hết tầm mắt nhìn vào nơi sâu thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mong manh…Chúng tôi ngồi nép trên những cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thầm thì to nhỏ về những vùng đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẫn sâu chân trời xa thẳm và biêng biếc kia”. Càng đọc ta càng cảm nhận được chất họa sĩ ở người kể chuyện, càng cảm nhận đc thế giới” bí ẩn đầy sức quyến rủ” của những miền đất lạ đã thu hút tâm hồn trẻ thơ, đọng lại một khoảng sáng trong tâm hồn cô bé An-tư- nai để khi trưởng thành nỗi nhớ về ký ức tuổi thơ và hình ảnh hai cây phong lại rực lên những hình ảnh lung linh kỳ thú thuở nào để rồi xa quê hương ngày lòng cô lại thao thức. Và trong cõi sâu thẳm ta hiểu rằng nỗi nhớ và cảm xúc cùng thế giới tuổi thơ vẫn đọng lại nguyên vẹn trong hai cây phong ấy chính là tình yêu quê hương da diết.
Đã có một thời gian xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản rằng quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân. Thế nhưng có thật như thế không khi quê hương còn là sự gắn bó thân thương, máu thịt; là hình ảnh đọng mãi trong tim mỗi con người khi xa quê. Bấy giờ, chúng ta mới thật sự nhận ra quê hương còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người.Quê hương là cái nôi đầu tiên cho ta trưởng thành.Quê hương dõi theo từng bước ta đi trong cuộc đời. Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần thanh lọc tâm hồn con người. Ngược lại với những điều đó, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu quê hương mà không xuất phát từ tình cảm, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta với những kẻ không nhớ về quê hương, cuội nguồn thì đó là những kẻ vô tâm, vô cảm, không một chút quan tâm về sự thay đổi của chính nơi mình sinh ra. Bản thân học sinh chúng ta phải biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm ấy thành mục đích, hoài bảo để sau này cống hiến cho đất nước.
Hai cây phong, nơi ấy chứa bao nhiêu kỉ niệm tuổi học trò với những trò chơi thưở nhỏ ” khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chạy ào lên cây phá mấy tổ chim”. Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về hai cây phong trong ký ức của nhân vật ở đây chính là” thế giới diệu kì đc mở ra trong tâm hồn trẻ thơ” từ góc nhìn, tầm nhìn mà hai cây phong ấy mang lại. Trước hết, hai cây phong là điểm tựa để bọn trẻ đua nhau thể hiện ý chí: ” chúng tôi cứ reo cao lên nữa- nào xem ai can đảm và khéo hơn ai! “. Nhưng thế giới xung quanh mới là điều kinh ngạc và quyến rũ bạn trẻ” chúng tôi cố gắng giương hết tầm mắt nhìn vào nơi sâu thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mong manh…Chúng tôi ngồi nép trên những cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thầm thì to nhỏ về những vùng đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẫn sâu chân trời xa thẳm và biêng biếc kia”. Càng đọc ta càng cảm nhận được chất họa sĩ ở người kể chuyện, càng cảm nhận đc thế giới” bí ẩn đầy sức quyến rủ” của những miền đất lạ đã thu hút tâm hồn trẻ thơ, đọng lại một khoảng sáng trong tâm hồn cô bé An-tư- nai để khi trưởng thành nỗi nhớ về ký ức tuổi thơ và hình ảnh hai cây phong lại rực lên những hình ảnh lung linh kỳ thú thuở nào để rồi xa quê hương ngày lòng cô lại thao thức. Và trong cõi sâu thẳm ta hiểu rằng nỗi nhớ và cảm xúc cùng thế giới tuổi thơ vẫn đọng lại nguyên vẹn trong hai cây phong ấy chính là tình yêu quê hương da diết.