Tuần 22 Bài 40: Thực hành ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG
Câu 1: Giải thích ý nghĩa các số liệu kĩ thuật ghi trên đèn ống huỳnh quang như:
220V – 1,2m – 36W
Câu 2: Cho biết chức năng các bộ phận của đèn ống huỳnh quang: Ống thủy tinh, bột huỳnh quang, điện cực, chân đèn, chấn lưu, tắc te ?
Câu 3: Quan sát hình 40.1 SGK/141 và trả lời các câu hỏi sau :
Mạch điện của bộ đèn ống huỳnh quang gồm các phần tử gì ?
Chấn lưu và tắc te được mắc như thế nào với đèn ống huỳnh quang ?
Hai đầu dây ra ngoài của bộ đèn ống huỳnh quang nối vào đâu ?
Câu 4: Sau khi đóng điện ( bật bóng đèn ống huỳnh quang ở nhà mình lên ), quan sát và cho biết hiện tượng xảy ra ở tắc te và đèn ống huỳnh quang ?
—Hết—
C1: 220v là điện áp định mức của đèn ống huỳnh quang
1,2m là độ dài của đèn ống huỳnh quang
36w là công suất của đèn ống huỳnh quang
C2:
Đèn ống huỳnh quang:
+) Cấu tạo: ống thủy tinh, điện cực, chân đèn
+) Chức năng: phát sáng
– Chấn lưu:
+) Cấu tạo: vít nối dây, đầu dây, cuộn dây, lõi thép
+) Chức năng: tạo sự tăng thế ban đầu để đèn làm việc,giới hạn dòng điện qua đèn khi đèn phát sáng.
– Tắc te:
+) Cấu tạo: tụ chống nhiễu, lưỡng kim
+) Chức năng: tự động nối mạch khi U cao ở hai điện cực và ngắt mạch khi U giảm, mồi đèn sáng lúc ban đầu
C3:Mạch điện của bộ đèn ống huỳnh quang gồm các phần tử: chấn lưu và tắt te
chấn lưu và tắt te đc mắc đối diện với đèn huỳnh quang
C4:
-Hiện tượng sáng đỏ trong tắc te
– Sau khi tắc te ngừng phóng điện, quan sát thấy đèn phát sáng