Tục ngữ câu :”Một cây làm chẳng lên non”
” Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Bằng những dẫn chứng lịch sử trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, em hãy chứng minh câu tục ngữ đó(mọi người ơi giúp em với mai em thì rồi ạ)
Tục ngữ câu :”Một cây làm chẳng lên non”
” Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Bằng những dẫn chứng lịch sử trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, em hãy chứng minh câu tục ngữ đó(mọi người ơi giúp em với mai em thì rồi ạ)
Tình yêu thương đoàn kết là truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, nhân dân ta đã phát huy tình thương yêu, đoàn kết, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc lâu bền.Bài học về tình thương và đoàn kết đã ăn sâu vào tâm hồn dân tộc. Vì thế, nhân dân ta thường nhắc nhở nhau:Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao“Một cây” chẳng thể nào làm nên núi “nên non “, nên rừng. Đó là một sự thật hiển nhiên. Nhưng “ba cây”, tượng trưng cho nhiều cây, rừng cây thì có thể tạo nên non, “nên núi”, không phải là núi thấp, mà là “núi cao”. Từ “một cây” đã chuyển thành “ba cây”, số lượng đã thay đổi thì chất lượng cũng biến đổi. Nhưng yếu tố quyết định của sự vận động từ “lượng ” thành “chất” là sự “chụm lại ” của “ba cây”, nên mới có hiện tượng thiên nhiên sừng sững “hòn núi cao” kia. “Chụm lại” là hành động, là biểu hiện tâm lí thể hiện sự hợp lực, đồng lòng, là sự gắn bó đoàn kết. “Cây ” trong câu tục ngữ được nhân hóa, trở thành một biểu tượng rất sống động và thấm thía về nhân dân, nói lên tình thương yêu đoàn kết dân tộc. Qua câu tục ngữ nhân dân ta nêu lên một bài học quý báu về tinh thần đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhau trong cộng đồng dân tộc.Lịch sử và cuộc sống, thơ văn và thực tế đã có biết bao thí dụ sống động nói về tình đoàn kết dân tộc.Từ thời xa xưa, với công cụ thô sơ, người Việt đã bạt rừng, lấn biển, đắp đê đào kênh để làm nên những cánh đồng màu mỡ, xanh tươi: