tưởng tượng 20 năm sau vào ngày 20 tháng 11 em về thăm trường hãy viết thư cho bạn hồi ấy kể lại buổi đầy cảm xúc

tưởng tượng 20 năm sau vào ngày 20 tháng 11 em về thăm trường hãy viết thư cho bạn hồi ấy kể lại buổi đầy cảm xúc

0 bình luận về “tưởng tượng 20 năm sau vào ngày 20 tháng 11 em về thăm trường hãy viết thư cho bạn hồi ấy kể lại buổi đầy cảm xúc”

  1. phú cát, ngày 21 tháng 12 năm 2039

    lam thân mến!

    Hè vừa rồi, nhân về thăm quê mình có ghé thăm trường cũ. Sau 20 năm, mái trường xưa đã có rất nhiều thay đổi. Mình muốn viết thư cho bạn ngay, vừa để hỏi thăm sức khoẻ của gia đình bạn vừa muốn tâm sự cùng bạn những chuyện ngày xưa.

    Đó là vào một buổi chiều muộn, không gian làng quê yên ả, thanh bình đến kỳ lạ. Mình bước trên con đường làng, vẫn là con đường ngày xưa có nhiều hoa và cỏ nhưng cảm giác của mình thật lạ: hồi hộp, xao xuyến như cô học trò nhỏ ngày nào mỗi sớm mai đến lớp. Từ xa mình đã trông thấy trường: nhà cao tầng, lợp ngói đỏ, nổi bật trên nền trời ngày hè xanh trong. Bước những bước chân chậm rãi đến gần ngôi trường xưa yêu dấu, mình cảm nhận rõ ràng cảm giác thân quen gần gũi khi nhìn thấy tấm biển: “Trường THCS phú cát”. Khuyên còn nhớ lời cô đã nói: “Bước qua cánh cổng này là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Đúng là như vậy. Ngôi trường của chúng ta giờ đã thay đổi khá nhiều:to đẹp hơn, khang trang hơn, có tường bao, vườn thực vật và rất nhiều cây cảnh. Chỉ có những hàng cây trên sân trường là vẫn thế:xanh biếc đến nao lòng. Cuối sân trường, hàng phượng vĩ vẫn nở hoa đỏ rực như mùa thi chỉ vừa mới qua thôi…Mình bước chầm chậm lên hành lang tầng hai, giật mình khi trông thấy bác La bảo vệ. Có lẽ nhìn cái vẻ bần thần của mình bác ấy cũng đoán ra là học sinh cũ về thăm trường nên chỉ cười mà không hỏi gì cả. Lòng bồi hồi bước đến bên lớp cũ, nhìn qua cửa sổ, cảm thấy mình vẫn là cô học trò nhỏ ngày nào. Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên trong sáng. Những dãy bàn, những giờ học hăng say, dường như còn thoảng đâu đây cả lời cô giáo giảng… cậu còn nhớ chỗ ngồi của bọn mình ngày xưa không? Bàn thứ hai, bên trái, chỗ ngồi đã gắn bó với chúng mình trong suốt cả năm học lớp 9. Có lần cô giáo cho làm bài tập, cả lớp cắm cúi làm còn An cúi mặt xuống bàn làm một giấc. Thấy An ngủ ngon lành quá, mình vẽ lên mũi cậu ấy một chấm tròn to nhìn y như mũi con mèo. Một lát cô giáo trông thấy, gọi An đứng dậy. Nhìn An, cô giáo bật cười còn cả lớp được một phen nghiêng ngả. Ngày ấy chúng mình quí nhất cô Phương. Với cả lớp, cô như người chị cả, vừa nghiêm nghị vừa gần gụi, yêu thương. Giọng cô nhỏ và trong, những bài cô dạy, những câu chuyện cô kể dường như bao giờ cũng hấp dẫn hơn nhiều lần…Tất cả như vừa mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong ký ức, giờ ào ạt ùa về khiến nỗi nhớ trở nên cồn cào, cháy bỏng. Gió chiều mát dịu, mang theo cả vị mặn mòi của biển khiến mái trường quê thêm thân thuộc biết bao! 

    Mỗi chúng ta giờ đều đã khôn lớn trưởng thành. Những ước mơ xưa giờ đã thành hiện thực. Nỗi lo toan của cuộc sống khiến ta đôi lúc lãng quên nhiều thứ. Chỉ riêng ở nơi này, những kỷ niệm của chúng mình vẫn chờ đợi những học trò xưa…

    đó chỉ là bài văn của mình. tuy không hay nhưng là cảm xúc của mình

    Bình luận
  2. Bài văn mang hình thức giải trí “không sân si dưới mọi hình thức”

    Hải Phòng ngày 4 tháng 10 năm 2040

    Tuyền thân mến,

    Khang đây, vậy là đã hơn 20 năm rồi kể từ lần cuối chúng mình gặp nhau nhỉ? Sao hôm trước lớp mình họp lớp cậu lại không đi, các bạn đến đông đủ lắm, thiếu mỗi cậu thôi. Bây giờ trông ai cũng xinh và sự nghiệp thành đạt lắm, gặp ngoài đường mà không nhận ra luôn. Trường mình cũng khác xưa nhiều rồi. Mình viết thư này để kể cho cậu nghe về sự thay đổi của trường trung học cơ sở 20 năm qua nhé.

    20 năm trôi qua, đủ để cho mỗi người gây dựng cho mình một cơ ngơi vững trãi. Mình cũng vậy, ước mơ nhỏ bé thống trị thế giới của mình đang trở thành hiện thực cậu ạ, hiện tại tớ đang giữ cương vị làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Bộ trưởng Bộ giáo dục.

    Nếu cậu đang thắc mắc sao tớ vừa đẹp trai, thông minh và đa tài như vậy thì đây chính là bí mật mà tớ không thể bật mí. À mà cậu đã lấy chồng chưa? hình như là chưa hả. Tớ thì chủ nhật tuần này lấy vợ thứ 20 rồi, cô ấy 18 tuổi, là người mẫu ảnh, xinh lắm.

    À hôm trước ngày 29 tháng 4, Nhi đạp xích lô sang nhà tớ để báo về ngày họp lớp, đang lắm việc nhưng cứ nghĩ đến việc gặp lại các bạn và ôn lại kỷ niệm xưa thì mình gấp luôn quyển sách ‘Thôn tính nước Mỹ và cách trở thành bất tử’ lại, nhảy lên xích lô để Nhi đèo đến lớp. Ôi, hôm đấy mới có cơ hội để ngắm nhìn con đường đến trường mà ngày xưa mình vẫn đi học.

    Đường được làm mới hoàn toàn, những hàng cây phượng vỹ tỏa bóng xanh rờn, bông hoa phượng đỏ tỏa sắc dưới ánh nắng chói chang. Ngắm nhìn mãi mà tự nhiên cái cảm giác nôn nao, bồi hồi của ngày đầu tiên đi học ùa về. Ôi, ngôi trường Hồng Bàng thân yêu gắn bó 3 năm cuối cấp của ta đã thay đổi quá nhiều.

    Nhìn từ xa, trường Hồng Bàng trông nổi bật hẳn với những ngôi nhà xây san sát bên cạnh trường, sơn lại màu trắng của hòa bình, của sự to do, bình đẳng, trường được mở rộng lan ra 5.000 m2, trên sân không có một mẩu rác nào cả. Thầy hiệu trưởng cho xây thêm 6 dãy nhà, mỗi dãy có 8 tầng, mỗi tầng được xây 5 phòng học, ở hành lang mỗi phòng học đặt 5 chậu hoa hồng đỏ và trắng, bông hoa nở rộ làm tôn lên vẻ thanh tú của chậu hoa đúc từ bạch kim và đính đá sa-phia đỏ. Trường còn có sân đá bóng mini đủ rộng cho học sinh chạy vài chục vòng mỗi khi bị phạt, một sân golf với bãi cỏ xanh mướt như trong tác phẩm ‘Cảnh ngày xuân’ trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đặc biệt là bể bơi sâu 25m, thách thức giới hạn của bất cứ vận động viên nào trên thế giới.

    Trên mỗi dãy nhà có một khu vui chơi để giải tỏa tâm lý và stress của học sinh mỗi khi bị căng thẳng.
    Khu căn tin của trường bây giờ được xây lại, đổi tên thành ‘Thiên đường ẩm thực’ có từ những món đơn giản như bánh đa, phở cuốn đến những món đặc biệt như thịt sư tử quay và trứng cá hồi và rắc vàng bốn số chín ăn được.

    Ở mỗi dãy nhà luôn có thang máy để học sinh leo lên đỡ mỏi chân, trong thang máy luôn có tủ lạnh để thức ăn cho học sinh khi đợi lên lớp và đặc biệt nhất đồ ăn tất cả đều miễn phí.

    Ghé tạm vào một phòng học, tớ thấy thiết bị ngày càng hiện đại hơn, phòng có 3 chiếc điều hoà, bàn ghế được làm từ gỗ lim nghìn năm tuổi với chiều rộng chưa từng có và chiều dài chưa từng gặp. Ở cuối lớp là tủ để chứa đồ, mỗi học sinh được phát cho một chiếc Ipad đính chi chít kim cương và một chiếc Ipod 18 được làm từ vàng ròng. Phát triển, hiện đại là vậy nhưng học sinh trong trường vẫn chăm ngoan học hành mà không hề lơ đãng.

    Ở khuôn viên trường vẫn có những cây xanh tốt, từ cây rau ngót đến cây ăn thịt người thải ra kim cương để giúp học sinh phát triển môn sinh học.

    Thấy trường thành phát triển như vậy tớ cũng thấy vui vì dự án 200 nghìn tỷ đồng cho giáo dục nước nhà mà tớ thực hiện đã giúp trường ta mới, đẹp và có chất lượng tốt như vậy. Mặc dù mọi thứ thay đổi quá nhiều trong 20 năm qua nhưng ngôi trường mà những kỉ niệm khi xưa vẫn ùa về trong tâm trí tớ.

    Đang rảo bước trên sân trường lát bạch kim thì bỗng nghe tiếng gọi ‘Khang đẹp trai ơi’, ‘My idol, ‘Oppa’… Thoạt đầu cứ tưởng fan hâm mộ của mình nhưng nhìn kỹ thì toàn bọn trong lớp. Trời ơi, thằng Thụ béo ngày xưa giờ đang làm phụ hồ ở trường mầm non nhìn mà mất hết cảm tình.

    Thằng Đức, Thịnh, Phùng, Hạnh, Diễm ngày xưa học giỏi nên lúc ra trường bọn nó cùng thành lập công ty hết. Ban đầu phát đạt lắm nhưng về sau cả lũ phải vượt biên chốn nợ. Thấy cũng tội mà thôi cũng kệ. À, cậu nhớ Nguyệt ngày xưa gầy còm không, bây giờ lớn lắm, 1m70 rồi, làm siêu mẫu cho công ty con của tớ, vẫn dễ thương như ngày nào. Thu thì vừa bay từ Los Angeles về, nghe đồn là tú bà.

    À, đúng rồi, còn Nhi nữa. Ngày xưa cao ráo, xinh gái là vậy nhưng do ‘ăn mảnh’ nên không lớn lên được phân nào. Cường bây giờ nổi tiếng lắm, làm đầu gấu nổi tiếng ở Hải Phòng. Biệt danh là Cường, đi đến đâu người ta cũng kiếng nể.

    Đang nói chuyện thì nghe tiếng cô Như: ‘Chà! Khang về rồi đấy à, em đi cùng bọn nào đấy’. Quay lại, thấy cô Như mỉm cười rơi nước mắt chạy đến ôm mình. Nghe cô kể Phú và Dũng đều lấy vợ rồi, vợ chúng nó xinh lắm, cô Như cũng được bế cháu rồi. Nói chuyện với cô một lúc mà thấy cô hiền hẳn đi, không như dạo trước. Cả lớp dẫn cô đi chuỗi nhà hàng 18 sao do Hạnh mở. Nói chuyện mãi, đến lúc cô phải về, mọi người đều ứa nước mắt mà tạm biệt cô. Đi đến cổng trường thì gặp cô Hải, cô không khóc mà cô mỉm cười chào đón bọn tớ. Con Bông nhà cô ấy bây giờ lớn rồi, xinh lắm, gần bằng vợ tớ luôn, có con rồi. Bọn tớ về nhà cô ăn bữa trưa rồi đứa nào về nhà đứa ấy.

    Thời gian trôi qua nhanh thật đấy. Thấy lâu rồi cậu chưa về. Khi ra tù nhớ về chơi nhé, rồi chúng mình hẹn các bạn vào ngày đẹp trời, lúc đấy chắc chúng mình cũng phải 50 tuổi rồi nhưng tớ sẽ đợi cậu về để thấy sự đổi mới của trường ta. Mong cậu sớm ra tù!

    Bạn gần thân
    Khang”. 

                                                      Tác giả Dương Như Ngọc

    Bình luận

Viết một bình luận