Ưu điểm và hạn chế của nền dân chủ chủ nô

Ưu điểm và hạn chế của nền dân chủ chủ nô

0 bình luận về “Ưu điểm và hạn chế của nền dân chủ chủ nô”

  1. Ưu điểm: Thể chế dân chủ chủ nô mang tính chất dân chủ rộng rãi.

    Nhược điểm:

    Hệ thống chính trị hạn chế, chật hẹp và khép kín,Sự dân chủ chỉ dành cho dân tự do, tức công dân, trong khi dân tự do chỉ bằng 1/10 dân số xã hội.

    Đây là một thế chế chính trị dựa trên sự bóc lột nô lệ. Đối với đông đảo quân chúng nô lệ và kiểu dân thì đó cũng là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô.

    Bình luận
  2. Dân chủ trực tiếp (direct democracy) là một trong hai dạng thức của dân chủ (dạng thứ hai là dân chủ đại diện – representative democracy). Với dân chủ trực tiếp, người dân tự mình (chứ không phải thông qua những người do mình bầu ra như trong dân chủ đại diện) quyết định các luật lệ và chính sách quan trọng của cộng đồng và đất nước. Theo nghĩa đó, dân chủ trực tiếp gắn liền với nguồn gốc bản chất của khái niệm dân chủ (demokratia/δημοκρατία – tiếng Hy Lạp) có nghĩa là “quyền lực/sự cai trị của nhân dân” (power/rule of the people)[1]. Chính vì vậy, dân chủ trực tiếp còn được gọi là dân chủ đích thực/nguyên nghĩa (pure/true democracy), và được xem là biểu hiện cho chính quyền của dân, do dân và vì dân[2].

    Một trong những mô hình thực tế đầu tiên về dân chủ trực tiếp là nhà nước dân chủ chủ nô Aten (Hy Lạp, 508-322 trước Công nguyên). Ở đó, tất cả công dân có quyền bỏ phiếu để trực tiếp quyết định các vấn đề của nhà nước. Tuy nhiên, chế độ dân chủ trực tiếp ở Aten chưa hoàn chỉnh, bởi quyền bỏ phiếu chỉ được trao cho các công dân nam, còn phụ nữ, người nước ngoài và nô lệ không được hưởng quyền này. Mô hình dân chủ trực tiếp kiểu này tiếp tục được vận dụng và phát triển trong nhà nước La Mã cổ đại (509-27 trước Công nguyên), khi nam công dân của đế quốc La Mã có quyền bỏ phiếu bầu ra các quan chức và thông qua các đạo luật do nhà vua và nghị viện xây dựng.

    Bình luận

Viết một bình luận