vai trò của tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và ruột?

vai trò của tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và ruột?

0 bình luận về “vai trò của tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và ruột?”

  1. Dạ dày

    Dạ dày co bóp và giãn nở rất linh hoạt tùy vào lượng thức ăn đưa vào. Khi no chúng sẽ tăng tiết dịch vị (gồm lipase và HCl).

    Các cơ ở thành dạ dày lúc này cũng bắt đầu co bóp để nhào trộn thức ăn thành từng khối nhỏ. Một phần tinh bột được phân giải thành đường maltose nhờ men amylase.

    Ruột non

    • Phần đầu tiên của ruột non có tác dụng phân hủy thức ăn nhờ dịch tiết ra từ gan và tuyến tụy.
    • Phần thứ hai tiếp nhận thức ăn đã được chuyển hóa ở dạng dưỡng chấp sau đó đưa các sản phẩm này từ lòng ống tiêu hóa vào máu.

    Để thực hiện được quá trình này cần có sự hỗ trợ của nhiều yếu tố như: trypsin, lipase, amylase, chymotrypsin, nuclease…chúng giúp cho quá trình tiếp nhận và hấp thụ chất dinh dưỡng được diễn ra dễ dàng hơn.

    Ruột già

    Phân hoặc chất thải còn sót lại từ quá trình tiêu hóa được đưa xuống đại tràng bằng nhu động ruột, đầu tiên ở trạng thái lỏng và cuối cùng ở dạng rắn khi nước được lấy ra khỏi phân. Thông thường phải mất khoảng 36 giờ để phân đi qua đại tràng. Thành phần chính của phân chủ yếu là mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn. Những vi khuẩn này thực hiện một số chức năng hữu ích, như tổng hợp các loại vitamin khác nhau, xử lý chất thải và cặn lắng thức ăn, bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn có hại.

    Bình luận
  2. * Dạ dày :

    Quá trình tiêu hóa ở dạ dày bắt đầu ngay từ khi thức ăn được đưa vào miệng. Răng của chúng ta nghiền thức ăn, còn các tuyến nước bọt sẽ tiết ra nước bọt để bôi trơn làm mềm đồ ăn.Thức ăn được đưa vào dạ dày, tại đây quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày sẽ được diễn ra với 2 cơ chế biến đổi thức ăn:

    • Biến đổi lí học:

    Thức ăn được đảo trộn, làm nhuyễn và hòa loãng nhờ sự phối hợp co bóp của các lớp cơ dạ dày, cùng sự thấm đều dịch vị để tạo thành khối nhão

    • Biến đổi hóa học:

    Một phần nhỏ thức ăn được phân giải nhờ enzyme amylase (đã được trộn đều khi còn ở khoang miệng) thành đường mantose ở giai đoạn đầu, trong khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị. Sau đó enzyme pepsin có trong dịch vị sẽ phân cắt proteinchuoosix dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin. Đồng thời, nhiều loại enzyme khác sẽ đóng vai trò khác nhau để tiêu hóa các chất.

    + Các loại thức ăn gluxit, lipit chỉ được biến đổi về mặt lí học

    + Thời gian lưu lại thức ăn trong dạ dày từ 3 đến 6 giờ tùy vào loại thức ăn

    + Thức ăn được đẩy xuống ruột nhờ cơ vòng môn vị do sự chênh lệch độ pH ở dạ dày và ruột non

    *Quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn ở ruột non

    Khối thức ăn đã làm nhuyễn trên được đẩy xuống hang vị dạ dày và đi qua môn vị xuống tá tràng từng chút một, rồi đi xuống ruột non. Hệ thống ruột non (dài hơn 3m) với niêm mạc ruột là nơi hấp thụ hầu hết các chất dinh dưỡng của thức ăn để đưa vào máu và hệ bạch huyết. Tiếp theo tụy sẽ tiết ra dịch tụy, gan sẽ tiết ra dịch mật để phân giải thức ăn cho ruột dễ hấp thu dinh dưỡng.

    Bình luận

Viết một bình luận