Văn bản 1: Một di sản nối dài qua hiện tại
Chỉ có ở loài người, ngôn ngữ là tài sản vô giá do con người tạo ra và đến lượt nó trở thành chiếc thuyền chở con người đến những bến bờ của văn minh, tiến hóa
Tiếng ní của đất nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói, suy cho cùng là di sản tổ tiên loài người có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa
Một di sản đặc biệt
Bỏi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường sử dụng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy
Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn
Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ
Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè
Tuổi hoa chỉ nói lời hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thật, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.
Văn bản 2 Tiếng nước tôi
”Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
Mẹ hiền ru những câu xa vời.
À à ơi! Tiếng ru muôn đời.”
(Tình ca, Phạm Duy)
Tôi như nghe thấy tiếng mẹ gọi tìm khi tôi làm vỡ quả trứng gà nhà đẻ. Tôi như nghe thật rõ ràng tiếng cha nhẹ nhàng khuyênn bảo khi dắt tôi đi dạo trên hè phố vắng lặng, long lanh những tia nắng chiếu xuyên qua vòng lá đầy tiếng ve kêu, cha bảo: ” Nghĩ gì, con cứ nói cho thật đúng cái ý của mình, thì sẽ thành người tử tế..”. Cho đến tật bây giờ, cha mẹ đã đi xa, mình cũng đã già, mà tôi vẫn nghe thấy giọng nói thân thương của những người thuở ấy
Tiếng Việt là âm thanh diễn đạt của hồn Việt. Lình hồn thế nào thì ngôn ngữ bộc lộ ra thế đấy. Với tôi,” tiếng nước tôi” vẫn trong lành và ngày càng phong phú ở dòng tiếng Việt xã hội, có thể nghe được, đọc được mà không cần giấy mực. Người dân muôn đời với những người con thông sáng nặng lòng với hồn dân tộc mới là nơi cư ngụ tiếng mẹ đẻ của chúng ta.
a) Chỉ ra một điểm chung và một điểm khác biệt về nội dung giữa hai văn bản trên
b) Em có đồng ý với quan điểm đã được in đậm ở văn bản 1 hay không? Vì sao ( Trả lời trong khoảng 3-5 dòng)
a,
Điểm chung: khẳng định giá trị của tiếng nói, tiếng mẹ đẻ trong đời sống hàng ngày của cá nhân, cộng đồng và dân tộc
Điểm khác: Văn bản 1 tập trung vào giá trị của lời ăn tiếng nói hàng ngày, văn bản 2 tập trung vào giá trị của ngôn ngữ mẹ đẻ dân tộc thiêng liêng
b,
Câu văn in đậm ” Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thật, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm”. Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này của tác giả. Lời nói thành thực thể hiện được đạo đức, văn hóa của con người. Lời nói thành thực luôn là lời nói tốt đẹp vì nó có ý nghĩa đối với sự tồn tại của chúng ta và trong mối quan hệ của chúng ta với xung quanh. Cuối cùng, lời nói thành thực sẽ khẳng định giá trị riêng của chính bản thân chúng ta.