VĂN BẢN: CÂY TRE VIỆT NAM
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Bóng tre trùm lên âu yếm lảng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào của tác giả nào? Nêu xuất xứ của văn bản?
2. Câu văn mở đầu đoạn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Chỉ rõ và nêu tác dụng?
3. Nội dung của đoạn văn trên là gì?
4. Xác định thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ trong các câu sau
– Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.
– Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vờ ruộng, khai hoang.
5. Viết đoạn văn 8 câu nêu cảm nhận của em về cây tre Việt Nam, trong đoạn có sự dụng 1 câu trần thuật đơn (Gạch chân và chú thíc rõ)?
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
“… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …”
(Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới, Ngữ văn 6, Tập hai, NXBGD – 2006)
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
2. Nêu nội dung đoạn trích trên.
3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng?
4. Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (từ 5-7câu) bày tỏ tình cảm về hình ảnh cây tre nơi em ở.
Bài 1:
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản Cây tre Việt Nam của Thép Mới. Văn bản Cây tre Việt Nam là lời bình cho một bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan năm 1955
2. Câu văn mở đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Biểu hiện: trùm lên, âu yếm.
Tác dụng: Làm cho hình ảnh bóng tre được gần gũi hơn với con người. Nêu lên tình cảm của tre, công lao của tre đối với con người. Để cho người đọc, người nghe được hình dung rõ nhất về bóng tre.
3. Nội dung của văn bản này đề cập đến công lao, tình cảm và sự cao cả của tre đối với con người
4.
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.
CN: bóng tre của ngàn xưa
VN: thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vờ ruộng, khai hoang.
CN: người dân cày Việt Nam
VN: dựng nhà, dựng cửa, vờ ruộng, khai hoang
5. Bạn có thể lên mạng tham khảo thêm nhé
Bài 2:
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là tự sự.
2. Nội dung của đoạn văn trên là những việc tre làm, cống hiến cho con người
3. Biện páp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: Nhân hóa.
Tác dụng; Giúp cho hình ảnh cây tre khắc sâu vào trong tim của người đọc, người nghe. Biểu thị tâm tư, tình cảm của tác giả thông qua cây tre và cho thấy tác giả là người rất tinh tế và sáng tạo.
4. Bạn có thể lên mạng tham khảo nhé.
Bài 1
1.Đoạn văn trên trích trong vb Cây tre Việt Nam
2.Câu văn đầu tiên sd biện pháp nhân hóa ở hình ảnh trùm lên âu yếm làng bản xóm thôn và tác dụng của biện pháp trên làm cho hình ảnh cây tre thân thuộc giống như người mẹ đang yêu thương những đứa con của mình
3.Nội dung của đoạn văn trên là miêu tả sự thân thuộc, giản dị của cây tre và tác dụng của cây tre với đời sống con người
4.-Dưới bóng tre của ngàn xưa, //thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính
CN VN
-Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, // người dân cày Việt Nam // dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai
TN CN VN
hoang
5.Sorry bạn, mình ko nghĩ đc
Bài 2
1.PTBĐ chính của đoạn văn này là biểu cảm
2.Nội dung của đoạn trên là nêu và cảm thán những đóng góp của tre cho đời sống con người thời kỳ chiến tranh
3.Nhân hóa là biện pháp tu từ ở trong đoạn trích trên và tác dụng của nó là làm tre trở nên hùng mạnh và luôn sẵn sàng hi sinh để bảo vệ tính mạng con người
4.Cây tre là hình ảnh đại diện cho làng quê. Tre có nhiều loại như:tre, trúc, mai, vầu. Tất cả chúng đều cùng một mầm măng mọc thẳng, nhưng trên hết vẫn là tre. Vào thời cổ xa xưa, khi chưa có gì trong tay, vũ khí để đánh đuổi thú, vật liệu xây dựng nhà cửa cơ bản luôn luôn là tre. Vào ngày nay, ở thành thị, tre có vẻ lép vế hơn so với những thứ khác, nhưng ở nhiều vùng nông thôn, người ta vẫn coi trọng tre và coi tre như một người bạn thân thiết trong cuộc sống.Bản thân em nghĩ, tre cũng góp một phần quan trọng để loài người chúng ta bước đến nền văn minh hiện đại của ngày nay. Em yêu tre. (câu cuối có hay ko cũng được bạn nhé)