VĂN BẢN: CÔ TÔ
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi cho bên dưới:
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày dông bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
(Trích Cô Tô – Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 6, Tập II)
1. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ trong đoạn văn trên?
3. Câu văn: “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, dặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa” có mấy cụm chủ – vị? Hãy phân tích?
4. Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cạm nhận của em về vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận bão, trong đoạt có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ là (gạch chân và chú thích rõ).
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong buổi bình minh để mừng cho sự trường thọ của biển đông …”
(Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân – Ngữ văn 6, tập 2
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên?
2. Nêu nội dung chính của đoạn trích?
3. Chỉ ra các biện pháp tư từ được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng?
4. Viết đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu, nêu cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên đảo được miêu tả trong văn bản Cô Tô (Nguyễn Tuân), trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn (gạch chân và chú thích rõ).
VĂN BẢN: CÂY TRE VIỆT NAM
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Bóng tre trùm lên âu yếm lảng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào của tác giả nào? Nêu xuất xứ của văn bản?
2. Câu văn mở đầu đoạn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Chỉ rõ và nêu tác dụng?
3. Nội dung của đoạn văn trên là gì?
4. Xác định thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ trong các câu sau
– Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.
– Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vờ ruộng, khai hoang.
5. Viết đoạn văn 8 câu nêu cảm nhận của em về cây tre Việt Nam, trong đoạn có sự dụng 1 câu trần thuật đơn (Gạch chân và chú thíc rõ)?
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
“… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …”
(Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới, Ngữ văn 6, Tập hai, NXBGD – 2006)
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
2. Nêu nội dung đoạn trích trên.
3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng?
4. Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (từ 5-7câu) bày tỏ tình cảm về hình ảnh cây tre nơi em ở.
1. Miêu tả ngày thứ năm trên đảo Cô tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa
2. Phép tu từ : ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (vàng giòn)
– Tác dụng:
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Làm câu văn thêm sinh động hấp dẫn người đọc người nghe
+Diễn tả cụ thể chân thực cái nắng chói chang oi ả sau trận bão
+ Thể hiện sự quan sát tinh tế, cái nhìn đầy màu sắc thông qua con mắt của tác giả ,qua đây thể tình yêu thiên nhiên của tác giả
3.
Chủ ngữ: cây trên núi đảo; nước biển; cát.
– Vị ngữ: lại thêm xanh mướt; lại lam biếc và đậm đà hơn hết cả mọi khi; lại vàng giòn hơn nữa.
4.
Sau cơn bão, Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp.
BÀI 2
1.
– Trích văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân
– PTBĐ : miêu tả
2. ND: Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô
3. BPTT : so sánh (Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn)
-Tác dụng:
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Làm câu văn thêm sinh động hấp dẫn người đọc người nghe
+ Giup người đọc hình dung được vẻ tròn trĩnh, phúc hậu vừa hình dung được màu sắc đỏ tươi, hồng hào vĩ đại của mặt trời
+ Thể hiện sự quan sát tinh tế, cái nhìn đầy màu sắc của tác giả qua đây thể tình yêu thiên nhiên của tác giả
4.
Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Bằng biện pháp so sánh vô cùng đặc sắc, thú vị, tác giả đã tạo nên một cảnh bình minh thật huyền ảo, đẹp đến mê hồn. ” Sau trận bão… hết mây, hết bụi” một bầu trời thật quang đãng, sáng sủa khi mặt trời lên, bầu trời đó sạch như một tấm kính, có thể nhìn thấy thông suốt, nhìn xuyên qua cả bầu trời. ” Mặt trời nhú dần lên… quả trứng thiên nhiên đầy đặn” ông mặt trời từ từ nhô lên cao, tròn trĩnh, đỏ tươi giống như lòng đỏ trứng, điểm thêm vẻ đẹp phúc hậu, rộng lượng, đầy sức sống cho mặt trời qua việc sử dụng biện pháp nhân hóa. Tác giả cũng thật khéo léo khi kết hợp cả biện pháp ẩn dụ, lấy hình ảnh quả trứng để nói đến mặt trời, lấy chiếc mâm bạc để diễn tả mặt biển. Hai thứ này giống như một mâm lễ phẩm dâng tặng những chài lưới trên biển, mong cho họ mãi bền chặt, giữ vững tinh thần lao động không ngừng nghỉ vốn có. ” Vài chiếc nhạn mùa thu… là là nhịp cánh…” hình ảnh đó mới thật bình yên làm sao, thật ung dung, thư thái, khiến cho ai một lần đến nơi này cũng không thể nào quên cái vị ngọt ngào, đằm thắm của đảo Cô Tô. Thật lộng lẫy, huy hoàng, thơ mộng biết bao
CÂY TRE VIỆT NAM
1. Trích văn bản CÂY TRE VIỆT NAM của t.g THÉP MỚI
2. Biện pháp nhân hóa (âu yếm)
Tác dụng: +Diễn tả sự gần gũi, gắn bó của tre với con người.
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Làm câu văn thêm sinh động hấp dẫn người đọc người nghe
+ Thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây tre VN
3. diễn tả sự gần gũi, gắn bó của tre với con người.
4. * Dưới bóng tre của ngàn xưa- Trạng ngữ
Thấp thoáng- Vị ngữ
Mái đình mái chùa cổ kính- Chủ ngữ
* Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời – Trạng ngữ
người dân cày Việt Nam – Chủ ngữ
dựng nhà, dựng cửa, vờ ruộng, khai hoang.- Vị ngữ
BÀI 2
1. PTBĐ: TS
2. ND : Tre là người bạn của nhân dân VN trong lao động và chiến đấu
3. Phép tu từ : Nhân hóa: tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước…
Liệt kê: làng, nước, mái nhà tranh, đồng lúa chín… (chọn 1 trong 2)
-TD: Gợi hình, gợi cảm, tăng hiệu quả diễn đạt sinh động, hấp dẫn, tạo tính nhạc cho đoạn văn.
Nhấn mạnh công dụng và phẩm chất cao quí của tre. Qua cây tre, ngợi ca, tự hào về con người Việt Nam anh hùng trong lao động và chiến đấu.
Văn bản: Cô Tô
1, Miêu tả buổi sáng trong lành, mát lạnh trên đảo Cô Tô.
2, Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.( in nghiêng là so sánh, in đậm là ẩn dụ)
Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn. Tạo cho câu từ phong phú và nổi bật hơn.
3, Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, dặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.( in đậm là CN còn lại là VN)
có tổng cộng 3 cụm chủ vị
4, Sau cơn mưa, đảo Cô Tô trông thật đẹp hơn cả khi trước. Bầu trời của Đảo Cô Tô lại càng thêm trong trẻo. Nước biển lại tràn ngập sắc lam. Từ trên đảo nhìn xuống, nước biển lại cứ như bàn tay hiền dịu của người mẹ ôm lấy đảo. Ai lấy đều trở lại sinh hoạt như bình thường. Cái nắng ấm áp mà ông Mặt trời tặng cho mọi người sau cơn mưa làm dịu đi sự lạnh giá. Ánh nắng giống như đang che chở cho bầu trời của đảo. Quang ảnh thiên nhiên của đảo Cô Tô vẫn đẹp ngay sau cơn mưa.
II
1, Đoạn văn trên trích từ văn bản Cô Tô, tác giả Nguyễn Tuân, Phương Thức Biểu Đạt Miêu Tả.
2, Miêu tả cảnh mặt trời mọc buổi sáng trên đảo cô tô
3, Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn/ Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong buổi bình minh( so sánh)
4, Khi ánh nắng Mặt trời chói chang lại hiện ra. Khi ông mặt trời dần dần tỉnh giấc. Đây là lúc mà mọi người biết rằng một ngày mới sắp bắt đầu. Những tia nắng bắt đầu chiếu ra như ánh đèn sân khấu. Ông mặt trời từ từ nhô lên dần dần rồi lên cho hết kì. Mặt Trời tròn to như một quả cầu lửa hiện ra. Ánh sáng đẹp đẽ thu hút người xem. Cảm giác như chúng ta đang được xem quang cảnh đặc biệt mà thiên nhiên trao tặng cho.
Văn bản Cây TRE VIỆT NAM
1. Đoạn trích trên là từ Cây tre việt nam, là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan.
2, Biện Pháp nghệ thuật nhân hóa, chỉ rõ: âu yếm, trùm lên
3,Tre gắn bó với con người, tính tình chung thủy của tre.
4,– Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.
– Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vờ ruộng, khai hoang<gạch chân là CN>
5, Cây Tre là người bạn thân của nhân dân Việt nam từ thủa xưa. Mỗi năm ở nhờ vùng quê lại có những lễ hội vui đùa với cây tre như kể lại sự tích cây tre trăm đốt,…Cây tre còn là biểu tượng cho đất nước Việt nam ta. Cây tre chung thủy với người, với thiên nhiên. Nhiều khi cây tre còn được ví là anh hùng dân tộc vì tre đã bao lần góp công chống giặc ngoại xâm. Những phẩm chất đáng quý của cây tre khiến cho tre giống như một con người vậy. Mỗi khi về quê thăm ông bà, em lại nhìn rất lâu vào bụi tre đầu làng. Có lẽ, cây tre hình ảnh mà mỗi một con người trên đất nước Việt Nam ta không thể nào quên được.
II
1, Miêu tả tính chất
2, Tre gắn bó với con người trong chiến đấu.
3,. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …”
<Biện pháp nhân hóa>
Tác dụng làm cho cây tre trở nên gần gũi với con người hơn.
4, Mỗi khi nhìn về bụi tre ở đầu làng, em lại nhớ đến bài giảng của cô giáo. Cô tùng dạy cho em về những phẩm chất đáng quý của cây tre. Tre còn là một anh hùng dân tộc mà mọi người luôn bảo vệ. Tre ngay thẳng, chung thủy với mọi người, mọi dân tộc. Đối với em, cây tre còn là biểu tượng cho mọi học sinh vì tre thật thà. Em nghĩ rằng, tre cũng là một loài cây đáng quý đối với mọi người trong đất nước Việt Nam.