VĂN BẢN “ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ”
Đọc khổ thơ cuối của bài “ Đêm nay bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ, trả lời các câu hỏi sau:
Đêm nay Bác ngồi đó.
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Câu 2: Xác định cấu tạo ngữ páp của câu thơ: Bác là Hồ Chí Minh
Câu 3: Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Câu 4: Viết đoạn văn cảm nhận về khổ thơ cuối?
Câu 5: Em còn biết những câu thơ nào của Bác viết về những đêm không ngủ của Bác?
VĂN BẢN: LƯỢM
Bài 1: Cho câu thơ sau:
“Chú bé loắt choắt”
1. Chép tiếp 7 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?
2. Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn thơ.
3. Hãy chỉ ra các từ láy trong đoạn trích và cho biết chúng thuộc thuộc từ loại nào? Có tác dụng gì?
4. Chỉ ra hình ảnh so sánh trong đoạn trích và nêu tác dụng?
5. Hai khổ thơ như một điệp khúc ngân vang ở đầu và cuối bài thơ. Điều đó có ý nghĩa gì?
6. Cảm nhận của em về hình ảnh chú bé liên lạc Lượm qua đoạn thơ bằng một đoạn văn từ 7- 10 câu, trong đoạn có sử dụng 1 câu trần thuật đơn có từ là (gạch chân và chú thích rõ)
Bài 2: Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
Bỗng loè chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa,
Tay nắm chặt bông,
Lúa thơm mùi sữa,
Hồn bay giữa đồng.
Lượm ơi, còn không?
1. Những câu thơ trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó?
2. Nêu nội dung chính của đoạn trích?
3. Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” được tách thành một khổ thơ riêng và có cấu tạo là một câu hỏi tu từ có ý nghĩa gì?
4. Viết đoạn văn khoảng 7-10 câu nêu cảm nhận của em về chú bé Lượm trong đoạn trích trên?
Bạn xem ảnh nha, cá này mink có làm rồi
BÀI 1 :
*/ Câu 1 :
– hoàn cảnh sáng tác bài thơ : bài thơ được viết năm 1951 trong khi Đảng ta đang thực hiện chiến dịch biên giới.
*/ Câu 2 :
Bác là Hồ Chí Minh .
CN VN
*/ Câu 3 :
vì đây chỉ là một trong những đêm không ngủ của Bác – vị lãnh tụ của dân tộc ta mà thôi .
*/ Câu 4 : bài làm
Văn bản ” đêm nay Bác không ngủ ” của nhà văn Minh Huệ là văn bản viết về một đêm không ngủ của Bác thật hay và ý nghĩa. Nhưng đối với tôi , khổ thơ cuối mới nói lên được cái lớn lao của Bác – Người Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam . Với nghệ thuật điệp ngữ, tác giả đã nhấn mạnh một đêm không ngủ của Bác trên đường di đánh giặc ở trong một căn lều xơ xác nhưng ấmcúng những ngọn lửa hồng tươi mà do chính Bác khơi nó lên để sưởi ấm cho bộ đội có được một giấc ngủ ngon. Đêm nay Bác không ngủ vì còn lo cho đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng bị lạnh mà ốm. Không chỉ thế mà Bác còn lo cho cả toàn dân tộc có cái ăn, có cái mặc và được sống hạnh phúc trong hoà bình. “Đêm nay Bác không ngủ / Vì một lẽ thường tình / Bác là Hồ Chí Minh” , những câu thơ này đã nói lên được rằng đêm nay không phải là đêm đầu tiên Bác không ngủ mà còn là nhiều đêm khác, vì tình yêu thương cả toàn dân tộc của mình mà Bác đã không ngủ. Đến đây anh đội viên đã rất xúc dộng và cảm kính, yêu quý Bác hơn bao giờ hết. Và đáy cũng là tình cảm củatôi sau khi đọc xong khổ thơ này. Tôi yêu quý và kính phục Bác đến chừng nào !
*/ Câu 5 :
bài thơ ” không ngủ được” :
Một canh, … hai canh, … lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
BÀI 2 :
*/ Câu 1 :
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…
*/ Câu 2 :
Phương thức biểu đạt củađoạn thơ là : miêu tả
*/ Câu 3 :
-từ láy : ” loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh”
chúng thuộc từ loạilà : tính từ
*/ Câu 4 :
hình ảnhso sánh : ” Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng… “
tác dụng : giúp miêu tả hình ảnhchú bé Lượm thêm sinh động, hồn nhiên, yêu đời và nhanh nhẹn hơn, gàngũi hơn với mọi người.
*/ Câu 5 :
điều đó có ý nghĩalà : nói rằng hình ảnh Lượm sẽ còn mãi trong lòng mọi người và nước non củatổ quốc.
*/ Câu 6 : Bài làm
Bài thơ ‘Lượm’ của nhà thơ Tố Hữu đã khắc hoạ thành công nhân vật Lượm hồn nhiên, vui tười, yêu đời, dũng cảm trên đường đi làm nhiệm vụ. Đầu tiên, người đọc có thể cảm nhận được ngoại hình dễ thương, đáng yêu của 1 cậu bé liên lạc, phục vụ cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ. Những từ láy được sử dụng như “loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh” và hình ảnh “ca-lô đội lệch, mồm huýt sáo vang” cho thấy được một cậu bé đưa thư hồn nhiên, vô tư, đáng yêu và dường như chẳng hề sợ hãi sự nguy hiểm của chiến trường để mà hoàn thành nhiệm vụ đưa thư được giao phó. Hình ảnh so sánh “Như con chim chích/Nhảy trên đường vàng” gợi ra hình ảnh của một cậu nhóc hồn nhiên mà vô cùng dũng cảm, nhanh nhẹn như 1 con chim chích chòe trên đồng lúa vàng ươm. Thứ hai, người đọc có thể thấy được sự dũng cảm, quả cảm của Lượm. Lời nói hồn nhiên của cậu bé là “Cháu đi liên lạc/Vui lắm chú à/Ở đồn Mang Cá/Thích hơn ở nhà” cho thấy một sự dũng cảm, hồn nhiên của chú bé Lượm nhỏ tuổi. Hơn nữa, hình ảnh chú bé Lượm dũng cảm, chẳng hề sợ hãi trước cảnh mưa bom bão đạn “đạn bay vèo vèo” để hoàn thành được nhiệm vụ giữ liên lạc và đưa những lá thư thượng khẩn cho cấp trên. Quan trọng nhất, sựu hy sinh của Lượm đã thể hiện được sự dũng cảm đến phút giây cuối của em. Sự ra đi của Lượm được miêu tả rất nhẹ nhàng, đó là sự ra đi của 1 chú nhóc vì độc lập bình yên của tổ quốc. Em ra đi nhưng tay thì vẫn nắm chặt lấy bông lúa. Cuối cùng, chú bé Lượm hiện lên là một cậu bé hồn nhiên yêu đời và có tinh thần dũng cảm sâu sắc trong kháng chiến. Hình ảnh của chú là niềm tự hào của cả dân tộcViệtNam về một anh hùng nhỏ tuổi mang tên Lượm. ( chú thích : CN : ” Hình ảnh của chú” ; VN : ” là niềm tự hào của cả dân tộcViệtNam về một anh hùng nhỏ tuổi mang tên Lượm.” )
BÀI 3 :
*/ Câu 1:
– Những câu thơ trên trích từ văn bản ” lƯỢM “
– Tác giả : Tố Hữu
– Hoàn cảnh sángtác bài thơ : vào năm 1949 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn vô cùng ác liệt.
*/ Câu 2:
Nộidung chínhcủađoạn trích : nói về sự hi sinh trên đườngđi liên lạccủa Lượm .
*/ Câu 3:
ý nghĩa là: nói lên sự ngỡ ngàng , ngạc nhiên đến không tin sựhi sinh củaLượm đó là thật của tác giả.
*/ Câu 4: ( cái này khá giốngcái trên cho nên mk sẽ cắt ở trên ra nhé ! ;))
bài làm
Bài thơ ‘Lượm’ của nhà thơ Tố Hữu đã khắc hoạ thành công nhân vật Lượm hồn nhiên, vui tười, yêu đời, dũng cảm trên đường đi làm nhiệm vụ. Nhưng hình ảnhLượmhi sinh đã in đậm trong tâm trí tôi. hình ảnh chú bé Lượm dũng cảm, chẳng hề sợ hãi trước cảnh mưa bom bão đạn “đạn bay vèo vèo” để hoàn thành được nhiệm vụ giữ liên lạc và đưa những lá thư thượng khẩn cho cấp trên. Quan trọng nhất, sựu hy sinh của Lượm đã thể hiện được sự dũng cảm đến phút giây cuối của em. Sự ra đi của Lượm được miêu tả rất nhẹ nhàng, đó là sự ra đi của 1 chú nhóc vì độc lập bình yên của tổ quốc. Em ra đi nhưng tay thì vẫn nắm chặt lấy bông lúa. Cuối cùng, chú bé Lượm hiện lên là một cậu bé hồn nhiên yêu đời và có tinh thần dũng cảm sâu sắc trong kháng chiến. Tôi rất khâm phục và vô cùngthương tiếc cho cái chết của Lượm. Hình ảnh chú bé liên lạc Lượm sẽ in đậmmãi trong lòng mọi người.
chúcbạnhọc tốt nhé !!!!
# chill night