Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh Chú ý đoạn văn 1 (từ Trong cuộc đời đầy truân chuyên…., rất hiện đại). – Người đã vận dụng vốn tri thức văn hóa nhân l

By Julia

Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh
Chú ý đoạn văn 1 (từ Trong cuộc đời đầy truân chuyên…., rất hiện đại).
– Người đã vận dụng vốn tri thức văn hóa nhân loại vào cuộc sống như thế nào?
– Giải thích rõ hơn về nhận định: Hồ Chí Minh có vốn kiến thức sâu và rộng?

0 bình luận về “Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh Chú ý đoạn văn 1 (từ Trong cuộc đời đầy truân chuyên…., rất hiện đại). – Người đã vận dụng vốn tri thức văn hóa nhân l”

  1. 1)

    – Nơi ở và làm việc mộc mạc, đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”.

    – Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.

    – Ăn uống rất đạm bạc cá kho, rau luộc, dua ghém, cà muối, cháo hoa…

    Gợi ta nhớ đến các hiền triết xưa: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi

    => Chỉ bấy nhiêu điều rất nhỏ nhặt vậy thôi nhưng chúng ta đều cảm nhận được phong cách giản dị của Hồ Chí Minh, một vị lãnh tụ của đất nước nhưng thật mộc mạc, gần gũi.
    2)

    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân, Bác Hồ đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá Đông, Tây, hiểu biết sâu rộng nền văn hoá của các nước trên thế giới.

    – Bác Hồ tiếp thu vốn tri thức sâu rộng ấy nhờ vào:

    + Vốn ngôn ngữ giao tiếp: nói và viết thạo nhiều ngoại ngữ: Pháp, Anh, Hoa, Nga.

    + Qua lao động để học hỏi: Người đã làm nhiều nghề.

    + Học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khả uyên thâm.

    – Người tiếp thu tinh hoa các nền văn hoá có chọn lọc.

    + Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay.

    + Đồng thời phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.

    – Trên nền tảng văn hoá dân tộc và tiếp thu văn hoá thế giới để trở thành một nhân cách rất Việt Nam.

     

    Trả lời
  2. -Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng sâu rộng. Điều đó thể hiện ở chỗ: Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc; Người tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm; Người củng chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá…

    Bác có được vốn kiến thức sâu rộng ấy là do đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới; đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ; Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh; đã làm nhiều nghề... Chúng ta, những người Việt Nam, không ai là không biết Bác đã dành trọn những năm tháng tuổi trẻ của mình để bôn ba tìm đường cứu nước. Người đi nhiều nơi, không phải là những chuyên du lịch mà trên con đường lênh đênh, vừa lao động kiếm sống với những nghề vất vả như phụ bếp, quét tuyết, viết báo… vừa tìm tòi, học hỏi… Những tri thức văn hoá Bác đã tích luỹ trong cuộc đời “truân chuyên”, sóng gió của mình. Vì lẽ đó, vốn hiểu biết của Người không chỉ có bề rộng của một lữ khách đã từng đặt chân lên nhiều mảnh đất trên thế giới mà còn có cả chiều sâu trải nghiệm trong cuộc mưu sinh của nhân loại. Hơn thế, đó là chiều sâu của sự tìm tòi, tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo: tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay, đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản; đã “nhào nặn” với cái gốc vần hoá dân tộc không có gì lay chuyển được ở Người...

       CHO MK XIN HAY NHẤT Ạ!

    Trả lời

Viết một bình luận