văn bản : thánh gióng +nội dung : (viết ngắn nhưng đầy đủ +chi tiết tưởng tượng kì ảo +ý nghĩa : tương tự vs các bài sơn tinh thủy tinh và sự tích hồ

văn bản : thánh gióng
+nội dung : (viết ngắn nhưng đầy đủ
+chi tiết tưởng tượng kì ảo
+ý nghĩa :
tương tự vs các bài sơn tinh thủy tinh và sự tích hồ gươm
giúp mik nha đg cần gập
20đ í

0 bình luận về “văn bản : thánh gióng +nội dung : (viết ngắn nhưng đầy đủ +chi tiết tưởng tượng kì ảo +ý nghĩa : tương tự vs các bài sơn tinh thủy tinh và sự tích hồ”

  1. Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có cặp vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là phúc đức nhưng không có con. Một hôm, bà vợ đang làm đồng thấy một vết chân to liền ướm chân vào. về nhà bà mang thai và sau mười hai tháng thì sinh ra một bé trai khôi ngô tuấn tú. Điều kì lạ là mãi lên ba tuổi, cậu bé vẫn chưa biết đi, chảng biết nói, biết cười.

        Khi giặc Ân xâm phạm bờ cõi, vua Hùng cho người đi tìm nhân tài cứu nước. Cậu bé cất tiếng đầu tiên và cũng là lời xin được đi đánh giặc. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt. Từ hôm sứ giả đi, cơm cậu ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu,giặc đến chân núi Trâu cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra trận diệt giặc. Trong lúc đánh giặc, roi sắt bị gãy, tráng sĩ nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc.

    Dẹp xong giặc Ân, tráng sĩ một mình một ngựa lên đỉnh núi rồi bay lên trời. Để tưởng nhớ công ơn tráng sĩ, nhân dân lập đền thờ, hàng năm tổ chức hội làng để tưởng nhớ. Những dấu tích của trận đánh năm xưa vẫn còn lưu lại trên mặt đất, trên những bụi tre nơi cậu bé diệt giặc.

    + chi tiết tưởng tượng kì ảo: bà mẹ mang thai 12 tháng. gióng ăn bao nhiêu cũng ko no, gióng vươn vai trở thành tráng sĩ

     + ý nghĩa: chuyện Thánh GIóng có rất nhiều ý nghĩa mà ý nghĩa đầu tiên phải nói là lòng yêu nước  của nhân dân ta. chuyện thánh gióng đc xem như một cách mà ông cha tổng kết các cuộc chiến thắng chống giặc ngoại xâm thời cổ đại. nét đẹp của truyện ngày càng đc tô đậm qua từng lời nói chuyền miệng của dân gian rồi qua thời gian.

    Bình luận

Viết một bình luận