Vận dụng kiến thức về cacbohydrat, lipid, nước để giải thích một số vấn đề thực tiễn

Vận dụng kiến thức về cacbohydrat, lipid, nước để giải thích một số vấn đề thực tiễn

0 bình luận về “Vận dụng kiến thức về cacbohydrat, lipid, nước để giải thích một số vấn đề thực tiễn”

  1. Câu 1: Trong đời sống hàng ngày các loại thực phẩm nào chứa cacbohidrat?
    Trả lời: thực phẩm có chứa cacbohidrat là đa số cây lương thực, nhiều loại
    rau, nhiều loại quả.
    Câu 2: Vì sao khi mệt hoặc đói uống nước đường, nước mía, nước hoa quả ta
    thấy khoẻ người hơn?
    Giải thích: Vì đường cung cấp trực tiếp nguồn năng lượng cho tế bào.
    Câu 3: Đường lưu thông trong máu là loại đường nào?
    Trả lời: Đường lưu thông trong máu là đường đơn (glucôzơ)
    Câu 4: Tại sao về mùa lạnh, hanh khô người ta thường bôi kem (sáp) chống nẻ?
    Trả lời: Kem ( sáp) chống nẻ là một dạng lipit thường gặp. Chúng ở trạng
    thái rắn trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
    Do tính chất không tan trong nước, khi bôi kem ( sáp) chống nẻ lên bề mặt da
    13
    tạo thành lớp màng mỏng trên bề mặt tế bào giúp chống thoát hơi nước, giữ cho
    da mềm mại.
    Câu 5: Trong khẩu phần ăn những loại Lipit nào được cho là không tốt cho sức
    khoẻ con người? giải thích?
    Trả lời: Các loại lipit ko tốt cho sức khoẻ là:
    + cholestrol
    + chất béo no
    + chất béo ko no dạng trans (có nhiều trong thức ăn nướng và thức ăn chế
    biến sẵn)
    Giải thích: Sử dụng nhiều các loại lipit đó sẽ gây xơ vữa động mạch, chúng
    tích luỹ nhiều trong thành mạch máu, tạo nên những chỗ lồi vào trong, cản trở
    dòng máu, giảm tính đàn hồi của thành mạch
    Câu 6: Tại sao trong điều kiện bình thường, mỡ để lâu bị đông lại còn dầu
    không có hiện tượng này?
    Giải thích:
    – Dầu cấu tạo bởi các axit béo không no → sự liên kết giữa các phân tử yếu
    và lỏng lẻo hơn→ nhiệt độ nóng chảy cũng như nhiệt độ đông đặc của nó thấp
    hơn mỡ.
    – Mỡ cấu tạo bởi các axit béo no → sự liên kết giữa các phân tử bền hơn →
    nhiệt độ nóng chảy cũng như nhiệt độ đông đặc của nó cao hơn dầu
    Câu 7: Vì sao các động vật ngủ đông như gấu thường có lớp mỡ rất dày?
    Giải thích: Lớp mỡ này là nguồn năng lượng dự trữ mà vật chủ đã “chuẩn
    bị” ttrước quá trình ngủ đông để có thể ngủ trong 1 thời gian dài mà không bị
    chết rét, chết đói…
    Câu 8: Nếu ăn quá nhiều đường thì có thể bị bệnh gì?
    Trả lời: Ăn nhiều đường dễ mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường…
    Câu 9. Tại sao ăn dầu tốt hơn ăn mỡ?
    Trả lời: Mỡ động vật thô chứa lượng cholesterol cao gấp 100-150 lần so
    với dầu thực vật thô. Do chứa nhiều cholesterol và các acid béo no nên khi ăn
    nhiều mỡ động vật, sẽ dễ bị tăng cholesterol trong máu, dẫn đến xơ cứng động
    mạch.
    Dầu thực vật có giá trị năng lượng tương đương với mỡ động vật, ít
    cholesterol xấu, nhưng lại chứa nhiều acid béo không no có hoạt tính sinh học
    cao, đóng vai trò chuyển hóa cholesterol, có tác dụng phòng ngừa được các bệnh
    tim mạch và cao huyết áp…

    Câu 10. Tại sao người không tiêu hóa được xenlulôzơ nhưng chúng ta cần phải
    ăn rau xanh hàng ngày?
    Trả lời: Người không tiêu hóa được xenlulôzơ nhưng vẫn ăn rau xanh vì:
    – Rau xanh chứa nhiều vitamin va các chất khoáng cần thiết cho cơ thể
    – xenlulôzơ còn có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, tăng khả năng tiêu
    hoá thức ăn

    Bình luận
  2. Khi bàn luận về chế độ ăn, về các nhóm thức ăn tốt hay không tốt cho sức khỏe, mọi người đều thường xuyên nhắc đến carbohydrates hay carbs, low carbs, high carbs, vân vân cùng mây mây. Thế nhưng nếu chẳng nghiêm túc tìm hiểu thì sẽ không nắm được chính xác những vấn đề liên quan đến carbohydrates và mối quan hệ của nó đến việc duy trì sức khỏe và cân nặng của bạn.

    Bản thân tui cũng vậy, trước khi nghĩ tới vấn đề giảm cân, ăn uống lành mạnh, và nhất là trước khi thấy cái bụng của mình sắp thành một “núi”, thì tui cũng chẳng biết carbohydrate là chất gì và điều chỉnh lượng carbs nạp vào cơ thể hàng ngày ra sao để vừa đảm bảo được sức khỏe và năng lượng cần thiết, vừa có được vóc dáng lý tưởng.

    Vì carbohydrates là “chìa khóa giảm cân hiệu quả” nên bạn cũng như tui, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nhân vật đình đám này trước khi bắt đầu hành trình lấy lại vóc dáng xinh đẹp mà khỏe mạnh nhé! Let’s go!

    Mục Lục [Ẩn]

    • Carbohydrates là chất gì vậy ta?
    • Carbohydrates đi vào cơ thể bạn để làm gì?
      • Carbohydrates cung cấp năng lượng cho cơ thể
      • Carbohydrates giúp cơ thể chống lại một số loại bệnh
      • Carbohydrates sẽ giúp kiểm soát cân nặng nếu bạn sử dụng nó đúng cách
    • Carbohydrates được phân loại như thế nào?
      • Cách 1: Carbs bao gồm đường, tinh bột và chất xơ
      • Cách 2: Carbs đơn giản và phức tạp
      • Carbs tốt và carbs xấu lại là cái gì thế?
    • Mỗi ngày bạn nên nạp bao nhiêu carbohydrates vào cơ thể?
    • Cần lưu ý điều gì khi sử dụng carbohydrates?

     

    Bình luận

Viết một bình luận