văn học dân gian phát triển ngôn ngữ, thể chất, thẩm mĩ, tình cảm – xã hội.
0 bình luận về “văn học dân gian phát triển ngôn ngữ, thể chất, thẩm mĩ, tình cảm – xã hội.”
Khi nhắc tới văn học Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay tới hai bộ phận quan trọng, cấu thành nên hai mảng văn học lớn: văn học dân gian (VHDG) và văn học viết. Trong đó, VHDG ra đời từ sớm, đạt được nhiều thành tựu và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học viết. Về bản chất, VHDG là những sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ sớm, phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan của người lao động qua nhiều thế hệ. Ở một phương diện khác, VHDG được xem là một công cụ độc đáo, góp phần gây dựng và giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em về nhiều mặt. So với những phương tiện khác, VHDG, có những ưu thế riêng trong việc góp phần giáo dục trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng. Trước tình hình phát triển mạnh mẽ của bộ phận văn học viết, cũng như sự du nhập của làn sóng văn học nước ngoài dành cho trẻ em như hiện nay, việc ứng dụng VHDG -một bộ phận văn học dân tộc – vào chương trình giáo dục mầm non có ý nghĩa quan trọng, không chỉ ở mục tiêu giáo dục mà còn ở tinh thần bảo tồn, phát huy vốn truyền thống văn hóa quý báu của cha ông.
Khi nhắc tới văn học Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay tới hai bộ phận quan trọng, cấu thành nên hai mảng văn học lớn: văn học dân gian (VHDG) và văn học viết. Trong đó, VHDG ra đời từ sớm, đạt được nhiều thành tựu và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học viết. Về bản chất, VHDG là những sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ sớm, phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan của người lao động qua nhiều thế hệ. Ở một phương diện khác, VHDG được xem là một công cụ độc đáo, góp phần gây dựng và giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em về nhiều mặt. So với những phương tiện khác, VHDG, có những ưu thế riêng trong việc góp phần giáo dục trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng. Trước tình hình phát triển mạnh mẽ của bộ phận văn học viết, cũng như sự du nhập của làn sóng văn học nước ngoài dành cho trẻ em như hiện nay, việc ứng dụng VHDG -một bộ phận văn học dân tộc – vào chương trình giáo dục mầm non có ý nghĩa quan trọng, không chỉ ở mục tiêu giáo dục mà còn ở tinh thần bảo tồn, phát huy vốn truyền thống văn hóa quý báu của cha ông.