vì sao cây cao hàng chục mét nhưng nước ở rễ cây vẫn vận chuyển lên lá ngược chiều với lực hút của trái đất để lên lá thực hiện chức năng quang hợp?

By Eliza

vì sao cây cao hàng chục mét nhưng nước ở rễ cây vẫn vận chuyển lên lá ngược chiều với lực hút của trái đất để lên lá thực hiện chức năng quang hợp?

0 bình luận về “vì sao cây cao hàng chục mét nhưng nước ở rễ cây vẫn vận chuyển lên lá ngược chiều với lực hút của trái đất để lên lá thực hiện chức năng quang hợp?”

  1. Giải thích các bước giải:

    Cây cao hàng chục mét nhưng nước ở rễ cây vẫn vận chuyển lên lá ngược chiều với lực hút của trái đất để lên lá thực hiện chức năng quang hợp là nhờ các động lực sau:

          – Áp suất rễ (bơm đẩy đầu dưới): là lực đẩy nước và ion khoáng từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân.

          – Sự thoát hơi nước ở lá (bơm hút đầu trên): do hơi nước thoát vào không khí, tế bào khí khổng bị mất nước nên hút nước từ tế bào nhu mô bên cạnh. Tế bào nhu mô lại hút nước từ mạch gỗ ở lá, cứ như vậy làm thành lực hút từ lá đến rễ như bơm hút đầu trên kéo nước lên.

          – Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ: các phân tử nước có tính phân cực nên chúng “kéo theo” nhau và các phân tử nước cũng liên kết với vách mạch gỗ làm thành cột nước liên tục từ rễ đến lá cây.

    Trả lời
  2. Đáp án:

    – Nước có thế vận chuyến từ rễ lên ngọn do:

    + Lực đẩy do áp suất rễ

    + Lực hút do thoát hơi nước ở lá

    + Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ

     

    Trả lời

Viết một bình luận