Vì sao hình thành Nam – Bắc triều? Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra như thế nào? ( Làm ngắn gọn giúp mình với )

Vì sao hình thành Nam – Bắc triều? Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra như thế nào?
( Làm ngắn gọn giúp mình với )

0 bình luận về “Vì sao hình thành Nam – Bắc triều? Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra như thế nào? ( Làm ngắn gọn giúp mình với )”

  1. Vì sao hình thành Nam Triều – Bắc Triều : 

    * BẮC TRIỀU :

    +Khi triều Lê suy yếu, diễn ra cuộc tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt 

    + Lợi dụng thời cơ này , Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm quyền hành .

    + Năm 1527 , Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều)

    * NAM TRIỀU :

    – 1533 Ng Kim dấy quân ở Thanh Hóa hình thành thế lực phong kiến mới ở phía Nam , lập một ng thuộc dòng dỗi nhà Lê lên làm Vua , lấy danh nghĩa” phù Lê diệt Mạc ” gọi là ” Nam triều”

    – Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra ntn?

    + Đánh nhau liên miên , dai dẳng hơn 50 năm ( từ Thanh – Nghệ ra Bắc đều là chiến trường )

    + Làng mạc tiêu tàn , xơ xác 

    Câu nay mk dựa vào kiến thức trong SGK và phần cô cho ghi trên lớp . 

    CHÚC BẠN HỌC TỐT ^^

    Bình luận
  2. Nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều

    Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt. Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như Tể tướng. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc. Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).

    Diễn biến: Đầu thế kỷ 16, nhà Hậu Lê bắt đầu suy yếu. Một võ tướng nhà Lê là Mạc Đăng Dung đứng ra trấn áp các cuộc nổi dậy bên ngoài, nắm lấy quyền hành triều Lê. Đến năm 1527, ông phế truất Lê Cung Hoàng, lập ra nhà Mạc. Nguyễn Kim bỏ chạy vào miền núi Thanh Hoá. Năm 1533, ông tìm lập một người dòng dõi nhà Lê là Lê Duy Ninh đưa lên ngôi, tức là vua Lê Trang Tông. Năm 1545, Nguyễn Kim bị hàng tướng Dương Chấp Nhất đầu độc giết chết. Con rểNguyễn Kim là Trịnh Kiểm lên thay cầm quyền chỉ huy quân đội. Từ đó binh quyền Nam triều do họ Trịnh cai quản. Năm 1546, Mạc Hiến Tông – vị vua thứ ba của nhà Mạc, chết, con là Mạc Tuyên Tông còn nhỏ lên thay. Bắc triều xảy ra biến loạn do bất đồng trong việc chọn người thừa kế nghiệp. Nhân sự tổn thất lực lượng của Bắc triều, Nam triều chiếm lại được Thanh Hóa và Nghệ An. Năm 1572, sau khi tướng Nam triều là Nguyễn Hoàng chiếm được Thuận Hóa, nhà Mạc mất hẳn phía nam và chỉ còn kiểm soát Bắc Bộ. Sau đó Nam triều cũng xảy ra biến loạn. Trịnh Kiểm mất (1570), hai con Trịnh Cối và Trịnh Tùng tranh ngôi. Trịnh Cối yếu thế sang hàng nhà Mạc. Đầu năm 1592, Trịnh Tùng thúc quân tổng tiến công ra bắc. Quân Mạc đại bại, chết rất nhiều. Cuối năm 1592, Trịnh Tùng lại tiến đánh Thăng Long. Cha con nhà Mạc thua chạy rồi lần lượt bị bắt và bị hành hình. Bắc triều chấm dứt. Nhà Hậu Lê chiếm lại được Thăng Long, việc trung hưng hoàn thành.

    Bình luận

Viết một bình luận