vì sao khi tôm luộc chín lại chuyển màu ?
vì sao màu của tôm lại giống với màu của môi trường sống của chúng ?
0 bình luận về “vì sao khi tôm luộc chín lại chuyển màu ? vì sao màu của tôm lại giống với màu của môi trường sống của chúng ?”
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1
Những loài thủy hải sản như tôm, tép, cua, ghẹ… khi nấu (luộc, hấp…) thì lại chuyển sang màu đỏ hồng sặc sỡ. Lý do của sự đổi màu này là do trong cơ thể của chúng tồn tại một loại sắc tố (pigment) đặc biệt mang tên: Astaxanthin bị ẩn đi dưới lớp vỏ cứng, và sắc tố này chỉ xuất hiện khi có ảnh hưởng của nhiệt độ cao.
Astaxanthin là một loại sắc tố gốc carotene (carotenoid), vốn là những loại sắc tố kỵ nước, tan trong dầu, gần giống với vitamin A (retinol). Những phân tử Astaxanthin thường có màu đỏ hoặc cam vì chúng hấp thụ ánh sáng màu lam. Astaxanthin thường có trong cơ thể các loài giáp xác (Crustacean) như tôm, cua, ghẹ… hoặc một số loài cá như cá hồi (salmon,trout)…
Khi tôm còn sống, những phân tử astaxanthin liên kết với các phân tử protein có trong lớp vỏ xương ngoài (exoskeleton) cứng cáp bao bọc cơ thể chúng. Do vậy, màu sắc đặc trưng của astaxanthin bị che phủ, dẫn đến tính chất hấp thụ ánh sáng màu lam bị mất đi, và tôm có màu xanh đậm hoặc xám như thường thấy. Khi bị làm chín (như luộc, nướng, hấp…), nhiệt độ sẽ khiến các protein có tên beta-crustacyanin thay đổi cấu trúc phân tử, phá vỡ các liên kết giữa chúng (beta-crustacyanin) và sắc tố astaxanthin, dẫn đến việc màu đỏ của astaxanthin xuất hiện rõ ràng.
Sự biến đổi màu sắc của các loài động vật giáp xác này gần giống với sự thay đổi màu của lá cây. Ở trạng thái sinh trưởng khỏe mạnh bình thường, sắc tố vàng (Xanthophyll) có trong lá cây bị che phủ bởi những sắc tố màu lục (diệp lục tố, Chlorophyll). Khi mùa thu về, những phân tử chlorophyll bị phá vỡ, và do vậy, các sắc tố màu vàng cam có cơ hội xuất hiện. Nhờ đó, lá cây đổi sang màu vàng đặc trưng và là một trong những dấu hiệu dịu dàng và êm ả của mùa lãng mạn nhất trong năm (“Vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông”).
2
Vì sắc tố trên vỏ, tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù
– Ở tôm có 2 loại protein quy định nên sắc tố của tôm là crustacyanin và astaxanthin, astaxanthin là sắc tổ có màu đỏ, khi tôm còn sống, 2 loại protein này liên kết với nhau làm cho màu đỏ của astaxanthin không được biểu hiện.
– Khi luộc chín, 2 protein này tách nhau ra, astaxanthin được giải phóng nên chúng ta có thể nhìn thấy màu sắc đỏ của tôm.
Màu của tôm lại giống với màu của môi trường sống của chúng vi:
– Tôm có thể thay đổi màu sắc của mình nhờ vào sự co hay phân tán của các tế bào sắc tố.
– Do vậy, khi sống trong mỗi môi trường nhất định, chúng sẽ thay đổi màu sắc cơ thể cho giống với môi trường sống, việc này giúp cho chúng ngụy trang tránh khỏi kẻ thù.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1
Những loài thủy hải sản như tôm, tép, cua, ghẹ… khi nấu (luộc, hấp…) thì lại chuyển sang màu đỏ hồng sặc sỡ. Lý do của sự đổi màu này là do trong cơ thể của chúng tồn tại một loại sắc tố (pigment) đặc biệt mang tên: Astaxanthin bị ẩn đi dưới lớp vỏ cứng, và sắc tố này chỉ xuất hiện khi có ảnh hưởng của nhiệt độ cao.
Astaxanthin là một loại sắc tố gốc carotene (carotenoid), vốn là những loại sắc tố kỵ nước, tan trong dầu, gần giống với vitamin A (retinol). Những phân tử Astaxanthin thường có màu đỏ hoặc cam vì chúng hấp thụ ánh sáng màu lam. Astaxanthin thường có trong cơ thể các loài giáp xác (Crustacean) như tôm, cua, ghẹ… hoặc một số loài cá như cá hồi (salmon,trout)…
Khi tôm còn sống, những phân tử astaxanthin liên kết với các phân tử protein có trong lớp vỏ xương ngoài (exoskeleton) cứng cáp bao bọc cơ thể chúng. Do vậy, màu sắc đặc trưng của astaxanthin bị che phủ, dẫn đến tính chất hấp thụ ánh sáng màu lam bị mất đi, và tôm có màu xanh đậm hoặc xám như thường thấy. Khi bị làm chín (như luộc, nướng, hấp…), nhiệt độ sẽ khiến các protein có tên beta-crustacyanin thay đổi cấu trúc phân tử, phá vỡ các liên kết giữa chúng (beta-crustacyanin) và sắc tố astaxanthin, dẫn đến việc màu đỏ của astaxanthin xuất hiện rõ ràng.
Sự biến đổi màu sắc của các loài động vật giáp xác này gần giống với sự thay đổi màu của lá cây. Ở trạng thái sinh trưởng khỏe mạnh bình thường, sắc tố vàng (Xanthophyll) có trong lá cây bị che phủ bởi những sắc tố màu lục (diệp lục tố, Chlorophyll). Khi mùa thu về, những phân tử chlorophyll bị phá vỡ, và do vậy, các sắc tố màu vàng cam có cơ hội xuất hiện. Nhờ đó, lá cây đổi sang màu vàng đặc trưng và là một trong những dấu hiệu dịu dàng và êm ả của mùa lãng mạn nhất trong năm (“Vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông”).
2
Vì sắc tố trên vỏ, tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù
Khi tôm luộc chín chuyển màu vì:
– Ở tôm có 2 loại protein quy định nên sắc tố của tôm là crustacyanin và astaxanthin, astaxanthin là sắc tổ có màu đỏ, khi tôm còn sống, 2 loại protein này liên kết với nhau làm cho màu đỏ của astaxanthin không được biểu hiện.
– Khi luộc chín, 2 protein này tách nhau ra, astaxanthin được giải phóng nên chúng ta có thể nhìn thấy màu sắc đỏ của tôm.
Màu của tôm lại giống với màu của môi trường sống của chúng vi:
– Tôm có thể thay đổi màu sắc của mình nhờ vào sự co hay phân tán của các tế bào sắc tố.
– Do vậy, khi sống trong mỗi môi trường nhất định, chúng sẽ thay đổi màu sắc cơ thể cho giống với môi trường sống, việc này giúp cho chúng ngụy trang tránh khỏi kẻ thù.