Vì sao khi trộn dung dịch NaHCO3 với dung dịch BaCl2 lại có thể xuất hiện kết tủa?

By Kaylee

Vì sao khi trộn dung dịch NaHCO3 với dung dịch BaCl2 lại có thể xuất hiện kết tủa?

0 bình luận về “Vì sao khi trộn dung dịch NaHCO3 với dung dịch BaCl2 lại có thể xuất hiện kết tủa?”

  1. Khi cho dung dịch $NaHCO_3$ (hoặc dạng rắn) vào dd $BaCl_2$ đun nóng sẽ thấy có kết tủa trắng $BaCO_3$ do $Ba(HCO_3)_2$ gặp nhiệt bị phân huỷ. 

    $BaCl_2+2NaHCO_3\to BaCO_3+CO_2+2NaCl+H_2O$ 

    Nếu đun dung dịch $NaHCO_3$ trước rồi cho $BaCl_2$ vào thì $NaHCO_3$ bị phân huỷ thành $Na_2CO_3$ rồi xảy ra phản ứng trao đổi giữa $BaCl_2$ và $Na_2CO_3$.

    Trả lời
  2. Theo phạm vi học THCS, THPT thì ở nhiệt độ thường, $NaHCO_3$ không phản ứng với $BaCl_2$

    Trên thực tế, tính toán bằng số liệu khi học bộ môn Hóa phân tích, biết đến các đại lượng hằng số axit và tích số tan của kết tủa thì ở nồng độ nhỏ hơn hoặc bằng $0,01M$ thì có xuất hiện kết tủa.

    Đây là vấn đề khoa học gây nhiều tranh cãi nên thường ít gặp trong đề thi.

    Nếu gặp ở các cấp phổ thông, thì thường coi là hai chất này không phản ứng với nhau.

    Trả lời

Viết một bình luận