Vì sao nói bản hiệp ước Nhâm Tuất giữa Huế và pháp là bản hiệp ước bất bình đẳng

Vì sao nói bản hiệp ước Nhâm Tuất giữa Huế và pháp là bản hiệp ước bất bình đẳng

0 bình luận về “Vì sao nói bản hiệp ước Nhâm Tuất giữa Huế và pháp là bản hiệp ước bất bình đẳng”

  1. Nói bản hiệp ước Nhâm Tuất giữa triều đình Huế với Pháp là bản hiệp ước bất bình đẳng. Vì:

    * Xét về hoàn cảnh kí kết:

    – Về phía nhân dân ta: năm 1862, tại Bắc Kỳ đang diễn ra hàng loạt cuộc nổi dậy, đánh phá dữ dội, đáng kể nhất là của Tạ Văn Phụng và Cai Tổng Vàng, Nông Hùng Thạc…

    – Về phía Pháp:

    + Tại Nam Kỳ, thực dân Pháp đánh chiếm được bốn tỉnh: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

    + Thực dân Pháp vấp phải khó khăn trước phong trào kháng chiến phát triển mạnh của nhân dân.

    + Quân Pháp thất bại ở Syrie, sa lầy ở Mexico, làn xóng phản đối chiến tranh ở trong nước,…

    => Thực dân Pháp đang gặp khó khăn, muốn hòa hoãn nên đã soạn thảo ra bản Hiệp ước Nhâm Tuất với những điều khoản có lợi cho mình.

    – Về phía triều đình Huế: cho rằng đối phó cùng một lúc với chiến tranh ở Bắc và ở Nam thì rất nguy hiểm, nên vội vã tính cách nghị hòa với Pháp. Động thái nghị hòa của nhà Nguyễn thực sự là may mắn của quân Pháp.

    * Xét về nội dung bản Hiệp ước:

    – Về lãnh thổ: Huế thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở Gia Định – Định Tường – Biên Hòa và đảo Côn Lôn. Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến

    – Về thông thương: mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán.  

    – Về chiến phí: bồi thường cho Pháp 280 vạn lạng bạc.

    – Về truyền giáo: cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo.

    => Kết luận:

    – Đây là một Hiệp ước mà theo đó Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thòi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. => đây là một bản Hiệp ước bất bình đẳng.

    – Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp.

    – Hiệp ước đã tạo nên làn sóng phẫn nộ trong quần chúng nhân dân. Từ đây, ngọn cờ chống Pháp xâm lược đã chuyển hẳn về tay nhân dân.

    Bình luận

Viết một bình luận