Vì sao nói các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây -hi lạp và rô – ma phát triển hơn của các quốc gia cổ đại phương Đông
Vì sao nói các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây -hi lạp và rô – ma phát triển hơn của các quốc gia cổ đại phương Đông
Các thành tựu văn hóa ở các quốc gia cổ đại phương Tây phát triển hơn các quốc gia cổ đại phương Đông, vì:
* Về phía các quốc gia cổ đại phương Đông:
– Hình thành ở lưu vực các con sông lớn, điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp, lấy nghề nông làm gốc. => Do vậy nên ít có giao lưu giữa các vùng, nên điều kiện để tiếp thu văn hóa hạn chế.
– Do hạn chế khách quan về nhận thức cũng như tư duy tư tưởng tổng hợp, hướng tới một thế giới cao thiêng của con người nên các nền văn minh phương Đông chỉ dừng ở mức hiểu biết cơ bản chứ chưa được nâng lên trở thành khoa học.
* Về phía các quốc gia cổ đại phương Tây:
– Nằm ở ven biển, đất đai ít màu mỡ không thuận lợi phát triển nông nghiệp mà các nghành thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển. Diễn ra sự trao đổi hàng hóa, học hỏi, giao lưu giữa các vùng => văn hóa phát triển mạnh.
– Do điều kiện tự nhiên, lối sống xã hội – kinh tế nên hình thành ở họ một lối tư tưởng duy vật hơn, họ đi từ cái chung đến cái riêng, thích tìm hiểu đến cùng sự thật của sự vật – sự việc nên tư duy khoa học của họ phát triển hơn hẳn với người phương Đông.
– Vì ra đời và phát triển sau nên có thể tiếp thu những thành tựu của văn hóa phương Đông. Từ những yếu tố khoa học tiền đề mà người phương Đông cổ đại để lại, họ đã nghiên cứu, tìm hiểu chúng và phát triển chúng trở thành những tri thức khoa học được nhân loại thừa nhận và từ đó, họ tìm ra được tri thức khoa học mới, các thành tựu văn hóa – văn minh mới.
Cư dân cổ đại Hy Lạp và Rô-ma đã xây dựng được một nền văn hóa cổ đại phát triển cao với những giá trị sau:
– Lịch và thiên văn học: Cư dân Địa Trung Hải đã tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày.
– Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ a,b,c,… lúc đầu có 20 chữ sau được bổ sung thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh.
– Sự ra đời của khoa học: Chủ yếu trên các lĩnh vực toàn, lý, sử, địa. Trong lĩnh vực Toán học đã biết khái quát thành các định lý định đề . Khoa học đến Hy Lạp và Rô-ma thực sự trở thành khoa học.
– Văn học: chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Ê-sin, Sô-phốc,…
– Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thơ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền thờ Pac-tê-nông,…
Phương đông
* Thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông
a. Sự ra đời của lịch và thiên văn học
– Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Một năm có 365 ngày và chia thành 12 tháng
– Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.
b. Chữ viết
– Nguyên nhân ra đời của chữ viết: Do sự phát triển của đời sống người ta cần ghi chép, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành
– Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý
c. Toán học
– Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng tính toán,… mà toán học ra đời.
– Thành tựu: Tính diện tích các hình, số Pi = 3,16, phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ
d. Kiến trúc
Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, Vạn lý trường thành,…là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người