Vì sao nói cách mạng tháng 8 diễn ra 15 ngày nhưng đã được chuẩn bị 15 năm?
0 bình luận về “Vì sao nói cách mạng tháng 8 diễn ra 15 ngày nhưng đã được chuẩn bị 15 năm?”
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 là thành quả tiếp nối của 15 năm đấu tranh chuẩn bị lực lượng cách mạng của Đảng.
1. Sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên + Năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2) và thông qua Cương lĩnh vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng – bản cương lĩnh đầu tiên của Đảng… + Đảng ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng lãnh đạo cách mạng…Đảng trở thành người duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam, với đường lối cách mạng đúng đắn. Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị nhân tố tất yếu đầu tiên cho thời kì vùng dậy oanh liệt nhất và bước nhảy vọt vĩ đại nhất trong lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam.
2. Cuộc tổng diễn tập cách mạng đầu tiên… – Cao trào cách mạng 1930-1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng đã diễn ra mạng mẽ trong toàn quốc mà đỉnh cao là Xô-viết Nghệ – Tĩnh… – Cao trào cách mạng 1930-1931 đã: + Khẳng định đường lối cách mạng của Đảng là đúng đắn, khẳng định trong thực tiễn năng lưc cách mạng của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong cách mạng của giai cấp công nhân. + Đã hình thành trong thực tiễn khối liên minh công nông, nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng; chứng tỏ nghị lực cách mạng phi thường và sức mạnh phi thường và sức mạnh của khối liên minh công nông, của quần chúng cách mạng do Đảng lãnh đạo. + Đảng và quần chúng cách mạng đã được tôi luyện và trưởng thành, tích luỹ được kinh nghiệm trong đấu tranh, chuẩn bị cho nhứng cuộc chiến đấu tiếp theo. + Cao trào cách mạng 1930-1931 là một bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với tiến trình phát triển về sau của cách mạng, một cuộc tổng diễn tập chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.
3. Cao trào dân chủ 1976-1977.
+ Trước sự thay đổi tình hình quốc tế và trong nước, Đảng phát động một cao trào đấu tranh cách mạng của quần chúng đòi hỏi các quyền tự do dân chủ cơm áo và hoà bình, chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai – Cao trào đấu tranh dân chủ diễn ra sâu rộng với nhiều hình thức đấu tranh phong phú… + Cao trào đó đã: – Giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác — Lê-nin, đường lối chủ trương cách mạng của Đảng trong nhân dân, nâng cao uy tín và ảnh hưởng của Đảng Cộng sản, hướng quần chúng đi theo ngọn cờ cách mạng của Đảng. – Hình thành một đạo quân chính trị quần chúng rộng lớn khắp trong toàn quốc với nhiều hình thức tổ chức thích hợp. – Tiếp tục rèn luyện Đảng và quần chúng trong thực tiễn cách mạng, tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm mới. + Cao trào Cách mạng 1936-1939 thực sự đã chuẩn bị cho những trận chiến đấu quyết liệt mới trong thời kì 1939-1945, mà là đỉnh cao là Cách mạng tháng Tám.
4. Công cuộc chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám. + Sự chuyển hướng về chiến lược và sách lược của Đảng qua các Hội nghị lần thứ 6, lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Nội dung: – Nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. – Mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. – Nêu khẩu hiệu lập Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà – Tích cực chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, coi đó là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa khi có thời cơ. + Chuẩn bị lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang… – Phát triển lực lượng chính trị quần chúng, mở rộng các tổ chức cứu quốc và Việt Minh; đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng ở cả nông thôn và đô thị. – Duy trì đội du kích Bắc Sơn, thành lập các đội cứu quốc quân, lập ra Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Bắc Sơn – Vũ Nhai và Cao Bằng; thực hiện chủ trương “sửa soạn khởi nghĩa”, và “sắm vũ khí đuổi thù chung”. + Phát động cao trào Kháng Nhật, cứu nước rộng rãi, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận, tiến hành chiến tranh du kích cục bộ, chuẩn bị thực lực để chuyển sang tổng khởi nghĩa.
5. Qua 15 năm chuẩn bị và tích luỹ lực lượng, trực tiếp là thời kì 1939-1945 đã tạo nên một lực lượng cách mạng hùng hậu bao gồm cả lực lượng quần chúng và lực lượng vũ trang, tạo lực và thế cách mạng ở cả vùng nông thôn và đô thị, đón và chớp thời cơ để tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi tháng Tám năm 1945.
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 là thành quả tiếp nối của 15 năm đấu tranh chuẩn bị lực lượng cách mạng của Đảng.
1. Sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên
+ Năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2) và thông qua Cương lĩnh vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng – bản cương lĩnh đầu tiên của Đảng…
+ Đảng ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng lãnh đạo cách mạng…Đảng trở thành người duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam, với đường lối cách mạng đúng đắn. Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị nhân tố tất yếu đầu tiên cho thời kì vùng dậy oanh liệt nhất và bước nhảy vọt vĩ đại nhất trong lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam.
2. Cuộc tổng diễn tập cách mạng đầu tiên…
– Cao trào cách mạng 1930-1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng đã diễn ra mạng mẽ trong toàn quốc mà đỉnh cao là Xô-viết Nghệ – Tĩnh…
– Cao trào cách mạng 1930-1931 đã:
+ Khẳng định đường lối cách mạng của Đảng là đúng đắn, khẳng định trong thực tiễn năng lưc cách mạng của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong cách mạng của giai cấp công nhân.
+ Đã hình thành trong thực tiễn khối liên minh công nông, nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng; chứng tỏ nghị lực cách mạng phi thường và sức mạnh phi thường và sức mạnh của khối liên minh công nông, của quần chúng cách mạng do Đảng lãnh đạo.
+ Đảng và quần chúng cách mạng đã được tôi luyện và trưởng thành, tích luỹ được kinh nghiệm trong đấu tranh, chuẩn bị cho nhứng cuộc chiến đấu tiếp theo.
+ Cao trào cách mạng 1930-1931 là một bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với tiến trình phát triển về sau của cách mạng, một cuộc tổng diễn tập chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.
3. Cao trào dân chủ 1976-1977.
+ Trước sự thay đổi tình hình quốc tế và trong nước, Đảng phát động một cao trào đấu tranh cách mạng của quần chúng đòi hỏi các quyền tự do dân chủ cơm áo và hoà bình, chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai – Cao trào đấu tranh dân chủ diễn ra sâu rộng với nhiều hình thức đấu tranh phong phú…
+ Cao trào đó đã:
– Giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác — Lê-nin, đường lối chủ trương cách mạng của Đảng trong nhân dân, nâng cao uy tín và ảnh hưởng của Đảng Cộng sản, hướng quần chúng đi theo ngọn cờ cách mạng của Đảng.
– Hình thành một đạo quân chính trị quần chúng rộng lớn khắp trong toàn quốc với nhiều hình thức tổ chức thích hợp.
– Tiếp tục rèn luyện Đảng và quần chúng trong thực tiễn cách mạng, tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm mới.
+ Cao trào Cách mạng 1936-1939 thực sự đã chuẩn bị cho những trận chiến đấu quyết liệt mới trong thời kì 1939-1945, mà là đỉnh cao là Cách mạng tháng Tám.
4. Công cuộc chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám.
+ Sự chuyển hướng về chiến lược và sách lược của Đảng qua các Hội nghị lần thứ 6, lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Nội dung:
– Nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
– Mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
– Nêu khẩu hiệu lập Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà
– Tích cực chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, coi đó là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa khi có thời cơ.
+ Chuẩn bị lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang…
– Phát triển lực lượng chính trị quần chúng, mở rộng các tổ chức cứu quốc và Việt Minh; đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng ở cả nông thôn và đô thị.
– Duy trì đội du kích Bắc Sơn, thành lập các đội cứu quốc quân, lập ra Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Bắc Sơn – Vũ Nhai và Cao Bằng; thực hiện chủ trương “sửa soạn khởi nghĩa”, và “sắm vũ khí đuổi thù chung”.
+ Phát động cao trào Kháng Nhật, cứu nước rộng rãi, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận, tiến hành chiến tranh du kích cục bộ, chuẩn bị thực lực để chuyển sang tổng khởi nghĩa.
5. Qua 15 năm chuẩn bị và tích luỹ lực lượng, trực tiếp là thời kì 1939-1945 đã tạo nên một lực lượng cách mạng hùng hậu bao gồm cả lực lượng quần chúng và lực lượng vũ trang, tạo lực và thế cách mạng ở cả vùng nông thôn và đô thị, đón và chớp thời cơ để tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi tháng Tám năm 1945.
Chúc bạn học tốt :3