vì sao nói cộng sản pải là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới cần gấp nhé

vì sao nói cộng sản pải là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới
cần gấp nhé

0 bình luận về “vì sao nói cộng sản pải là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới cần gấp nhé”

  1. Với âm mưu mở rộng bành trướng ra bên ngoài, ngày 19-7-1870, Na-pô-lê-ông III(1) tuyên chiến với Phổ, mở đầu cuộc chiến tranh Pháp – Phổ(2). Ngay từ đầu cuộc chiến tranh, quân Pháp đã bị tổn thất nặng nề. Ngày 1-9-1870, trong trận Xơ-đăng, quân Pháp bại trận. Nhân cơ hội đó, ngày 4-9-1870, nhân dân Pa-ri lập tức vùng lên khởi nghĩa, lật đổ nền đế chế thứ II, thành lập nước Cộng hoà Pháp lần thứ ba. Để bảo đảm cho nền cộng hoà vừa mới thành lập, đồng thời xoa dịu dân chúng, giai cấp tư sản Pháp đã thành lập Chính phủ vệ quốc. Với động thái này, nhân dân Pa-ri và giai cấp công nhân Pháp hy vọng Chính phủ sẽ đảm đương được trọng trách bảo vệ Tổ quốc trước sức ép của quân Phổ. Nhưng trên thực tế, Chính phủ Vệ quốc không có bất cứ hành động nào chống lại quân xâm lược, ngược lại, ngầm có hành động bán nước. Trong khi đó ở ngoài mặt trận, quân Pháp đang bị thua liên tiếp, quân Phổ theo đà thắng lợi tiến rất nhanh vào lãnh thổ Pháp, chỉ trong một thời gian ngắn đã chiếm 1/3 lãnh thổ và vây chặt Pa-ri. Hơn lúc nào hết, Pa-ri tráng lệ đang đứng trước thử thách vô cùng nghặt nghèo. Trong thời khắc lịch sử quan trọng đó, nhân dân và giai cấp công nhân Pháp đã đứng lên khẳng định sức mạnh của mình trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền dân tộc. Với tinh thần xả thân vì nước, rất nhanh chóng, giai cấp công nhân Pháp đã tổ chức được 194 tiểu đoàn Vệ Quốc quân(3) với quân số lên tới 30 vạn người.

    Tháng 2-1871, A.Chi-e(4) công khai đầu hàng và ký hoà ước với quân xâm lược, đồng ý bồi thường 5 tỉ Phơ-răng, cắt nộp hai tỉnh An-dát và Lo-ren cho Phổ và giải giáp quân đội chính quy của Chính phủ Vệ quốc. Lúc này, Vệ quốc quân trở thành trở ngại cho chính sách đầu hàng của Chính phủ bán nước. Do vậy, những người đứng đầu Chính phủ bán nước tìm mọi cách tiêu diệt lực lượng Vệ quốc quân. Theo đó, 3 giờ sáng ngày 18-3-1871, quân Chính phủ do Tư lệnh bảo vệ Pa-ri Vê-nua chỉ huy đánh lén vào các trận địa pháo của Vệ quốc quân. Một đội cảnh sát và một số quân thường trực do đích thân Vê-nua chỉ huy đánh vào cao điểm Mông-mác(5) ngoại thành Pa-ri về phía bắc. Sau gần 5 giờ tấn công, quân Chính phủ đã chiếm được cao điểm Mông-mác. Để đối phó với tình hình, Ủy ban Trung ương Vệ quốc quân điều lực lượng đến chi viện cho Mông-mác. Có được lực lượng tăng cường, các chiến sĩ Vệ quốc quân tiến hành phản công, nhanh chóng chiếm các cơ quan Chính phủ, quảng trường, nhà ga và các trại lính.

    Trên đà thắng lợi, đặc biệt là được sự cổ vũ của quần chúng, đến chiều ngày 18-3-1871, Ủy ban Trung ương Vệ quốc quân ra lệnh cho các tiểu đoàn tiến vào trung tâm thủ đô Pa-ri. Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Vệ quốc quân, từ các ngả ngoại ô ồ ạt kéo vào thành phố. Mọi sự kháng cự của quân Chính phủ đều bị đè bẹp. Đến 3 giờ chiều cùng ngày, Chi-e cùng tàn dư của sư đoàn quân chính quy vội vã rút về Véc-xây trong cơn hoảng loạn. 21 giờ tối ngày 18-3, các cánh quân khởi nghĩa tập trung về Toà thị chính. Lá cờ đỏ được kéo lên, cả Pa-ri vang dậy tiếng hô “Cách mạng 18-3 muôn năm”.

    Như vậy, cuộc khởi nghĩa 18-3-1871, ban đầu chỉ là sự trả lời tự phát của quần chúng lao động chống lại sự tấn công của tư sản Pháp, nhưng sau đó, trong quá trình đấu tranh, Ủy ban Trung ương Vệ quốc quân đã nắm lấy quyền lãnh đạo cuộc vận động này… Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền giai cấp tư sản bị lật đổ ở một trong những thủ đô lớn nhất(6) trên thế giới.

    xong

    Bình luận
  2. Tháng 7 năm 1870, Pháp và Phổ đánh nhau để giành quyền bá chủ. Ngày 1 tháng 9, trong trận Xơđăng quân Pháp đã bị thảm hại. Tin thua trận về đến Pari, nhân dân vô cùng phẫn nộ, ngày 4 tháng 9, nhân dân Pari lập tức vùng lên khởi nghĩa lật đổ Đế chế thứ hai, thành lập nước Cộng hòa Pháp lần thứ ba. Nhưng chính quyền cộng hòa nằm trong tay giai cấp tư sản, giai cấp tư sản đã xây dựng một chính phủ vệ quốc trong khi giai cấp công nhân hy vọng rằng chính phủ sẽ đảm đương được trọng trách bảo vệ tổ quốc trước sức ép của quân Phổ ở biên giới. Nhưng chính phủ vệ quốc không có bất cứ hành động chống trả nào, ngược lại, ngầm có hành động bán nước. Ngoài mặt trận quân Pháp bị thua liên tiếp, quân Phổ tiến rất nhanh, đã chiếm 1/3 lãnh thổ, và vây chặt Pari.

    Trước sự phản bội của Chính phủ vệ quốc, công nhân đã quyết tâm vũ trang bảo vệ Pari. Họ tổ chức 194 tiểu đoàn quân Tự vệ quốc dân, gồm 30 vạn người đứng lên bảo vệ tổ quốc.

    Tháng 2 năm 1871, tên thủ tướng bán nước Chie công khai đầu hàng ký hòa ước nhục nhã với quân xâm lược, đồng ý bồi thường 5 tỷ phơ-răng, cắt nộp hai tỉnh Andat và Loren cho Phổ và giải giáp quân đội chính qui của chính phủ. Công nhân vũ trang trở thành trở ngại cho chính sách đầu hàng của chính phủ bán nước.

    3 giờ sáng ngày 18 tháng 3, quân chính phủ do viên tư lệnh bảo vệ Pari là Vênua chỉ huy chia làm mấy phân đội đánh lén vào các trận địa pháo của quân tự vệ. Một đội cảnh sát và một số quân thường trực do đích thân Vênua chỉ huy đánh vào cao điểm Môngmác ngoại thành Pari về phía bắc.

    Môngmác là một cao điểm thuộc tuyến phòng vệ phía Bắc cửa ngõ Pari, ở đó được bố trí 171 khẩu pháo lớn nhằm về phía quân Phổ. Gần 5 giờ, quân chính phủ đã chiếm được cao điểm, đang định kéo pháo đi, bị một tốp phụ nữ đến cản lại, lát sau, mấy trăm quân tự vệ cũng đến kịp vào chiến đấu. Viên tướng phản động ra lệnh nã súng đàn áp làm chết một số người.

    Đến 11 giờ sáng, hai tiểu đoàn tự vệ đến chi viện cho Môngmác. Đồng thời quân tự vệ cũng kêu gọi công nhân giành lấy chính quyền, các truyền đơn, biểu ngữ dán đầy khắp các ngõ xóm, phố phường. Các chiến sĩ tự vệ nhanh chóng chiếm các cơ quan của chính phủ và các trại lính.

    Quân đội phản động bị đánh tan tác. Công quốc Lucxămbua, các quảng trường, nhà ga, hải quan… đều bị quần chúng chiếm lĩnh.

    Buổi chiều, quân tự vệ quyết định tiến vào trung tâm. Quần chúng như một đợt sóng thần, ào ạt xông vào Toà thị chính Pari. Chee leo lên một chiếc xe ngựa, chạy về Vecxai. Các quan chức chính phủ và các ông chủ nhà giàu cũng hốt hoảng chạy khỏi Pari.

    Đến 9 giờ rưỡi tối, các cánh quân khởi nghĩa đều tập trung về toà thị chính. Lá cờ đỏ được kéo lên, cả Pari vang dậy tiếng hoan hô ”Cách mạng 18 tháng 3 muôn năm!”

    Sau khi giành được chính quyền, giai cấp vô sản, lập tức bắt tay vào lật đổ bộ máy nhà nước tư sản, xây dựng nền chuyên chính vô sản. Ngày 26 tháng 3, Pari tổ chức bầu cử Công xã. Nhân dân lao động lần đầu tiên được thực hiện quyền lợi thiêng liêng của mình, bầu được 86 vị uỷ viên Công xã. Đó là những người thợ tán ri vê Vaclanh, thợ đúc Đuyvan, thợ kim hoàn Tetxơ… công nhân chiếm 1/3 số ủy viên Công xã.

    Ngày 28 tháng 3, Công xã Pari, một tổ chức nhà nước kiểu mới lần đầu tiên của giai cấp vô sản trong lịch sử loài người đã cử hành nghi lễ long trọng chính thức tuyên bố ra đời. Trước tòa thị chính dựng lên một khán đài rất lớn, trên quảng trường tập hợp mấy chục vạn người từ các nơi kéo về. Một ngọn cờ đỏ lớn tung bay trên nóc Toà thị chính và giữa rừng người. Một trăm tiểu đoàn quân tự vệ oai phong lẫm liệt, nắm chặt tay súng, xung quanh là những khẩu pháo lớn bóng loáng. Những ngọn cờ đuôi nheo, cờ tam giác có tua viền tiêu biểu cho chính quyền nhân dân, phấp phới trước khán đài. Đội quân nhạc tấu lên bản ”Mácxâye” và “Khúc quân hành”.

    Đến 4 giờ chiều, các uỷ viên Công xã, khoác dải băng đỏ chéo qua người, bước lên khán đài Công xã Pari chính thức được thành lập. Sau đó, các loạt pháo đều nổ, tiếng vỗ tay vang lên, hàng chục vạn người cùng nhau hô lớn ”Công xã muôn năm!”. Các tiểu đoàn vũ trang trật tự diễu qua khán đài chào tượng nữ thần cộng hòa. Nhờ sự ủng hộ tích cực của quần chúng, Công xã nhanh chóng đập tan bộ máy quan liêu quân sự của giai cấp tư sản, ban bố lệnh bảo hộ lợi ích của người lao động, giao các nhà máy không chủ cho công nhân quản lý, thực hiện chính sách công nhân giám đốc sản xuất, cấm trừng phạt bừa bãi công nhân và cấm cúp lương của họ. Công xã còn định giá thực phẩm và phân phát các khoản trợ cấp xã hội.

    Đứng trước sự ra đời của chính quyền vô sản, kẻ thù trong và ngoài nước vô cùng căm giận, chúng, cấu kết với nhau, âm mưu lật đổ Công xã Pari. Ngày 10 tháng 5, Chie cấu kết với bọn xâm lược Phổ ký hiệp ước. Phổ phóng thích hơn l0 vạn tù binh Pháp, vũ trang cho họ quay về đàn áp Công xã Pari. Ngày 20 tháng 5, Chie hạ lệnh tổng tấn công vào Công xã. Ngày hôm sau, quân đội Vecxai phối hợp với nội ứng trong thành, đã lọt được vào Pari.

    Cuộc chiến đấu bảo vệ công xã bắt đầu. Nhiều nhà cách mạng nước ngoài đã sát cánh cùng nhân dân Pháp chiến đấu. Già trẻ, gái trai đều trở thành các chiến sĩ của Công xã. Tinh thần dũng cảm chiến đấu hy sinh của họ khiến kẻ thù khiếp sợ.

    Ngày 23 tháng 5, Môngmác thất thủ. Ngày 24, quân địch tấn công vào Toà thị chính. Ngày 27, quân địch chiếm được đại bộ phận khu cư trú của công nhân. Những chiến sĩ cuối cùng của Công xã cố thủ ở lăng mộ Pe Lairaidơ đánh trả 5.000 quân địch. Trải qua một trận đánh giáp lá cà, cuối cùng, tất cả 147 chiến sĩ Công xã đều hy sinh ở góc tường phía đông nam của lăng mộ. Sau này nhân dân gọi góc tường này là ”Tường Công xã Pari”.

    Công xã Pari hoàn toàn thất bại nhưng tấm gương chói lọi của Công xã vẫn có ý nghĩa sâu sắc đối với giai cấn vô sản toàn thế giới.

    Bình luận

Viết một bình luận