Vì sao nói Óc Eo khi xưa là trung tâm thương mại của vùng Đông Nam Á?
Tại sao đạo Bà Là Môn và Đạo Phật có ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống tinh thần của cư dân Phù Nam?
Trả lời theo sách “Lịch Sử Địa Phương An Giang” ( nếu ko có trong sách có thể nói theo ý )
– Vì ngt phát có nhiều thứ vật cổ ở đây ..Vd như trang sức , tưởng phật a di lạc .vv
–
Cùng bắt nguồn trên mảnh đất của triết lý, lẽ tất nhiên Phật giáo và Bà-la-môn giáo không thể nào không có những mối quan hệ sâu đậm được. Nhưng, đó là quan hệ gì? Từ xưa đã có rất nhiều ý kiến, nhận xét được đưa ra để biện giải cho vấn đề này. Trong đó, với mục đích phân biệt rõ hơn về hai trào lưu tư tưởng mà đã có ý kiến cho rằng Phật giáo là một trào lưu độc lập và đã phủ nhận sự minh triết của Bà-la-môn giáo tồn tại trong Phật giáo. Ngược lại, cũng có người khi nhìn thấy những điểm chung nhất giữa hai giáo phái đã vội cho rằng Phật giáo là sự tổng hợp đỉnh cao của Bà-la-môn giáo. Nói khác hơn, một bên nỗ lực tách riêng còn một bên cố gắng đưa đến sự hợp nhất mà trong đó cả Phật giáo và Bà-la-môn giáo chỉ là hai mặt của tư tưởng Ấn.
Tuy nhiên phủ nhận hay khẳng định sự chính xác của một hoặc hai xu hướng trên không phải là vấn đề ở đây. Vì sao? Vì nếu là phủ nhận hoặc khẳng định thì điếu đó đã cho thấy rằng nó ít nhiều không khỏi có sự hiện hữu của sự phiến diện. Nó có thể xuất phát từ những tự ái cá nhân hoặc tự ái tôn giáo để rồi đưa đến sự thiếu khách quan trong nhận định. Cho nên, ở đây, mối quan hệ tác động sẽ là đối tượng để chúng ta đề cập.
Vào cuối thiên niên kỉ thứ nhất trước Công Nguyên có một khu vực buôn bán được mở ra ở Đông Nam Á là vùng Bắc bán đảo Mãi Lai và bờ biển miền Nam tại Việt NamNgay từ buổi đầu của Phù Nam đã có các thương nhân đến buôn bán ở ngoại vi Phù Nam (Óc Eo). Đó là những người gốc Mã Lai. Vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, một khu vực buôn bán đầu tiên được mở ra ở Đông Nam Á là vùng Bắc bán đảo Mã Lai và bờ biển miền Nam Việt Nam. Các thủy thủ Mã Lai – Đa Đảo là những người trung gian bản địa khởi xuất mối tiếp xúc với bên ngoài: những chuyến hành trình được tiến hành sang phía tây đến bờ biển Châu Phi; sang phía đông đến tận Trung Quốc.Vào thế kỷ II sau Công nguyên, khu vực buôn bán này trở nên quan trọng vì đường bộ giữa Đông và Tây bị cắt đứt. Đường thủy đi từ bờ biển Đông Nam Trung Quốc sang vịnh Bengan và ngược lại, phải chuyển qua eo Kra. Như vậy, Óc Eo trở thành một bến chờ trên tuyến đường này. Các thuyền buôn cập bến Óc Eo để lấy nước ngọt, lương thực và trú chân chờ hàng từ eo Kra chuyển tới, cũng như chờ dòng biển, luồng gió thuận. Từ đó, Óc Eo trở thành một trung tâm trao đổi buôn bán.Trong thế kỷ II và III, khu vực buôn bán thứ hai của người Mã Lai lại nổi lên ở vùng Java. Sản phẩm ở vùng biển Java chủ yếu là đồ gia vị, đinh hương, gỗ đàn hương thu hoạch ở quần đảo Sunda Bé, Malacca, bờ biển Đông Bornéo, Java và bờ biển Nam Sumatra. Miền Nam Sumatra trở thành nơi hội tụ các luồng thương mại trong biển Java. Từ đó, người Mã Lai lại chuyển hàng lên Óc Eo để gia nhập vào luồng thương mại quốc tế. Họ còn khai thác thêm lâm sản trên quần đảo Inđônêxia để đưa vào mạng lưới thương mại.
Bản đồ mạng lưới hải thương khu vực Đông Nam ÁNhư vậy, từ những thế kỷ đầu Công nguyên, người Mã Lai đã đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới thương mại ở vùng biển Đông Nam Á, trong đó Óc Eo là một cảng trung tâm.Sự thịnh vượng của Óc Eo chủ yếu dựa trên buôn bán. Óc Eo là một điểm chốt quan trọng trong việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa khu vực Đông Nam Á, nhất là trong việc hình thành nhà nước đầu tiên trong khu vực.Lê Khiêm tổng hợpNguồn: Cao Xuân Phổ, “Óc Eo trong sự phát triển thương mại ở Đông Nam Á”, Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long, 1984, Sở Văn hóa và Thông tin An Giang, Long Xuyên, tr. 232-238.
Nguồn : Tư liệu lịch sử Việt Nam