-vì sao thịt gà thịt bò tơ nhện đều được cấu tạo từ protein nhưng lại khác nhau về nhiều đặc tính?
-tại sao khi ta đun nóng nước lọc cua (canh cua)thì protein của cua lại đóng thành từng mảng?
-vì sao mô hình cấu tạo màng sinh chất được gọi là mô hình khảm động?
-tại sao khi ta rửa rau sống nếu cho nhiều muối vào để rửa thì rau sẽ bị héo?
-tại sao dưa muối có vị mặn và teo lại?
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1.Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính. Sự khác nhau đó là do:
Các loại prôtêin đều được cấu tạo từ 20 loại axit amin. Tuy nhiên các số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin của các chuỗi pôlipeptit khác nhau là khác nhau. Do vậy cấu trúc không gian 3 chiều của các loại prôtêin cũng khác nhau, làm nên những đặc tính khác nhau của mỗi loại cấu trúc cơ thể được cấu tạo từ prôtêin.
2 – Trong môi trường nước của tế bào, prôtêin thường quay các phần kị nước vào bên trong và bộc lộ phần ưa nước ra bên ngoài. Ở nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các phần kị nước ở bên trong bộc lộ ra ngoài, nhưng do bản chất kị nước nên các phần kị nước của phân tử này ngay lập tức lại liên kết với phần kị nước của phân tử khác làm cho các phân tử nọ kết dính với phân tử kia. Do vậy, prôtêin bị vón cục và đóng thành từng mảng nổi trên mặt nước canh.
3-Tính khảm do các protein được khảm trong lớp kép photpholipit. Lớp kép photpholipit có các đầu ưa nước chứa nhóm photphat quay ra ngoài, các đuôi kị nước chứa axit béo quay vào trong, giữa các đuôi kị nước có mối liên kết yếu, mối liên kết khá lỏng lẻo nên các phân tử photpholipit cũng như protein có thể di chuyển trong lớp kép này, đó là tính động. Kết hợp lại ta có màng sinh chất là một mô hình khảm động.
4. Trong trường hợp rửa rau bằng nước muối, nồng độ chất tan môi trường ngoài (muối) cao hơn bên trong tế bào rau, gọi là môi trường ưu trương, chất tan sẽ nhanh chóng khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao (bên ngoài) vào bên trong tế bào rau, đồng thời nước trong tế bào rau cũng khuyếch tán từ trong tế bào rau ra ngoài để đảm bảo đủ thể tích khi lượng chất tan bên ngoài vào chiếm trong tế bào. Do đó, rau bị mất nước nên héo đi nhanh chóng. Trường hợp này là vận chuyển thụ động.
5. Do nồng độ muối trong dung dịch cao hơn trong dưa (tế bào, mô…) nên nước từ trong dưa thẩm thấu ra ngoài làm dưa nhăn nheo (do mất nc) đồng thời ion Na đi vào tế bào, mô của dưa nên gây mặn.
nhớ cho mình 5 sao và cảm ơn nhé
1. Thịt bò và gà, tơ nhện đều là protein nhưng khác nhau về nhiều đặc tính vì:
– Thành phần các loại axit amin trong protein khác nhau
– Trình tự sắp xếp các axit amin trong protein khác nhau
– Cấu trúc không gian ba chiều của các phân tử protein là khác nhau.
2. Bản chất của nước lọc cua khi nấu canh cua là các protein. Do vậy khi đun nóng, nhiệt độ sẽ làm biến tính protein, gây đông tụ protein nên đóng lại thành từng mảng.
3. Mô hình cấu tạo màng sinh chất được gọi là mô hình khảm động vì:
– Tính động: Cấu tạo từ lớp photpholipit kép, do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit. Chính điều này làm tăng tính linh động của màng.
– Tính khảm: Trên lớp photpholipit kép, “khảm” lên những loại phân tử khác như protein, do đó màng sinh chất có tính khảm.
4. Nếu cho nhiều muối sẽ làm cho nồng độ chất tan trong nước ngâm tăng lên, làm giảm thế nước, nước sẽ đi từ trong tế bào ra ngoài, do đó rau sẽ bị héo.
5. Tương tự như vậy, khi muối dưa, nồng độ chất tan cao đã kéo nước bên trong dưa ra ngoài làm cho dưa teo lại, muối đi từ ngoài vào trong tế bào làm cho dưa muối có vị mặn.