– Vì sao trai chết lại mở vỏ.
– Trình bày cách mở vỏ của trai sông khi làm thực hành
– Vì sao nói dinh dưỡng của trai sông là thụ động
– Vì sao các ao nuôi cá, người ta không thả trai sông nhưng vẫn có .
-Ý nghĩa của hiện tượng đào hang đẻ trứng của ốc sên.
– Ốc sên khi bò trên lá , thường để lại trên lá dấu vết gì, giải thích.
GIÚP MK VỚI NHA MN
HỨA SẼ VOTE 5 SAO VÀ CHỌN CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT
– Nhờ có bản lề có dây chằng và 2 cơ khép vỏ → vỏ trai đóng mở. muốn vỏ trai mở phải luồn dao vào qua khe rồi cắt lớp cơ khép vỏ. Sự đóng mở là do tính tự động của trai → khi trai chết tính tự động không còn → vỏ mở
Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể ta phải luồn lưỡi dao qua khe vỏ cắt 2 cơ khép vỏ trước và sau ở trai. Sau khi cơ khép bị cắt, vỏ trai sẽ mở ra.
-Hai mép vạt áo phía sau cơ thể trai tạm gắn với nhau tạo nên ống hút nước và ống thoát nước. Động lực chính hút nước do 2 đôi tấm miệng phủ đầy lông luôn rung động tạo ra. Trai sông dinh dưỡng thụ động, lấy mồi ăn (thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và oxi nhờ cơ chế lọc nước được trai sông hút vào.
– Ấu trùng trai bám vào da và mang cá → khi thả cá, cá mang theo ấu trùng trai sông vào ao.
– Ý nghĩa đào hang đẻ trứng của ốc sên là bảo vệ trứng khỏi kẻ thù
– Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn để giảm ma sát. Khi chất nhờn khô để lại các vệt màu trắng bạc trên lá cây.
1. Khi trai chết, cơ khép vỏ không hoạt động=>vỏ trai tự mở
2. Nhờ có bản lề có dây chằng và 2 cơ khép vỏ → vỏ trai đóng mở. muốn vỏ trai mở phải luồn dao vào qua khe rồi cắt lớp cơ khép vỏ.
3. Để có mồi ăn và oxi, trai chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào=> kiểu dinh dưỡng thụ động
4. Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường.
5. Hiện tượng đào lỗ đẻ trứng giúp ốc sên bảo quản trứng tốt, đảm bảo tỉ lệ sống sót và điều kiện để phát triển tốt.
6. Ốc sên để lại vệt nước dãi trắng
=>Ốc sên thường sống ở nơi cây cối rậm rạp, ẩm ướt, cũng có khi gặp ốc sên ớ độ cao trên 1000m so với mặt nước biển.
Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn làm giảm ma sát. Khi khô, chất nhờn đó tạo nên vết màu trắng trên lá cây.