vì sao triều tây sơn lại bị đạp đổ nhanh chóng từ sự sụp đổ của triều tây sơn em rút ra bài học j
0 bình luận về “vì sao triều tây sơn lại bị đạp đổ nhanh chóng từ sự sụp đổ của triều tây sơn em rút ra bài học j”
Tại sao nhà Tây Sơn sụp đổ? Trong lịch sử Việt Nam tồn tại không ít các cuộc khởi nghĩa nông dân; tuy nhiên đỉnh cao nhất phải kể đến là phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Một cuộc khởi nghĩa vĩ đại, lập nên một sự nghiệp oanh oanh liệt liệt nhưng lại quá ngắn ngủi. Bởi trong đó đã tồn tại rất nhiều hạn chế chết người.
Ba anh em nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
Có một điều mà lịch sử đã bị chiến công vĩ đại của Quang Trung ở Thăng Long che lấp đi ít nhiều. Dù đã càn quét từ nam chí bắc, Quang Trung vẫn chưa thật sự thống nhất được toàn vẹn theo kiểu Trung Ương mà theo kiểu cát cứ. Chính ở đó, xuất hiện hạn chế thứ nhất.
Để bắt đầu nói về hạn chế này, phải nói về 1 bài học mà Tần Thủy Hoàng bên Trung Quốc đã làm, cũng thống nhất sau khi thu về được 6 nước tách biệt. Ngay khi đánh bại lục quốc; Thủy Hoàng Đế đã ra lệnh hủy bỏ danh xưng của các quốc gia cũ; chia cả nước ra làm 36 quận; đặt hệ thống quan lại hành chính quản lý các quận cùng với hệ thống giám sát; song song với đó ông định luật pháp như thời Thương Ưởng để nhanh chóng đưa đất nước đi vào quỹ đạo ổn định. Thống nhất luật pháp, thống nhất lãnh thổ; từ đây Trung Hoa hoàn toàn đặt dưới bàn tay trị vì của ông vì khi đó chỉ còn một quốc gia duy nhất, đó là Đại Tần. Sở dĩ Tần Thủy Hoàng có thể làm được là do ở nước Tần, ông là minh chủ cao nhất và duy nhất, không ai đứng trên hay ngang ông, Đại Tần là quốc gia thống nhất.
Nhưng ở thời Tây Sơn, lãnh thổ đã bị chia ba, không lập quốc hiệu riêng; tương tự như cách một ông Hội đồng địa chủ chia gia tài cho các con của mình; mỗi người một căn nhà, vài trăm công ruộng, tự sinh tự diệt; người nào tài giỏi thì có thể tạo lập sản nghiệp như ông cha; lười biếng thì sẽ tiêu hết sản nghiệp khiến cho tài sản ông bà để lại tiêu tán. Quốc gia thì không thể như vậy; quốc gia phải thống nhất, sức mạnh cộng hưởng từ tất cả các vùng đất trong cùng một đất nước tạo ra sức bật lớn cho sự phát triển. Và khi mà triều Tây Sơn thực hiện việc chia lãnh thổ như cách một ngài Hội đồng chia đất; thì kết quả là người con tài giỏi nhất Nguyễn Huệ mở mang được ra Bắc Hà trong khi người con yếu đuối nhất là Nguyễn Lữ lại để mất Nam Hà vào tay kẻ tử thù, cơ nghiệp từ đó mà mang họa diệt vong. Thế mới thấy được việc “trị quốc, bình thiên hạ” xử lý theo thói “tề gia” là cực kì nguy hại.
Tính chính thống của Tây Sơn: Tính chính thống là đến từ lòng dân; lòng dân công nhận thì mới được xem là chính thống. Triều Tây Sơn gặt hái một vài tích cực về phương diện chính thống khi nhận được sự thừa nhận từ nhà Thanh, quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong khu vực. Tuy nhiên, chỉ như thế thôi thì không đủ. Thời điểm Tây Sơn bắt đầu hoạt động, bối cảnh chính trị xã hội ở Đàng Trong lúc này khá nhiều rối ren. Các chúa Nguyễn không còn khả năng kiểm soát chính quyền, đại thần Trương Phúc Loan nổi lên như một nhân vật chính trị trung tâm của vũ đài chính trị Đàng Trong. Khác với Hồ Quý Lý hay Mặc Đăng Dung trước đây; Trương Phúc Loan tuy tiếm quyền nhưng không đủ khả năng khống chế đại cục, tranh giành vương vị. Ông ta chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực mua quan bán tước, tích trữ của cải. Và đó là thời cơ thích hợp để phong trào Tây Sơn nổ ra; khởi nghĩa nêu cao khẩu hiệu ủng hộ Hoàng Tôn Dương, đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan. Cần lưu ý ở đây là ngay từ đầu nguyên nhân khởi nghĩa là để ủng hộ chúa Nguyễn; Tây Sơn đã ngầm công nhận chúa Nguyễn là lãnh đạo hợp pháp của Đàng Trong, nhờ đó mà dân chúng đã hưởng ứng và đi theo nghĩa quân. Nhiều cánh quân khởi nghĩa ban đầu theo Tây Sơn do nghĩ rằng Tây Sơn phò chúa Nguyễn; nhưng sau này khi thấy Tây Sơn thẳng tay giết hại các chúa thì đã ly khai và chống lại, tiêu biểu như cánh quân Chu Văn Tiếp. Tây Sơn dùng ngọn cờ ủng hộ chúa Nguyễn để tranh thủ lòng dân, và khi đã có được thực quyền thì họ lại ra tay sát hại các chúa không thương tiếc; mồ mả chín chúa nhà Nguyễn đều bị quật lên, tro cốt ném xuống sông; tổ chức truy sát công khai con cháu nhà Nguyễn.
Đồng ý đã thay triều đổi đại thì không nên cải lương, hay mềm lòng; nhưng có chăng họ đã quá vội vàng. Giết hại các chúa Nguyễn là Tây Sơn đã bắt đầu tháo bỏ chiếc mặt nạ chính thống mà mình đã kì công đeo bấy lâu, điều này đã chạm sâu đến lòng trung thành của những người còn thờ chúa.
Lùi về lịch sử hơn ba thế kỷ trước, khởi nghĩa nông dân Lam Sơn của Lê Lợi trong những ngày tháng chiến đấu ác liệt cuối cùng, để có thể thỏa hiệp với Vương Thông, lập con cháu nhà Trần nối ngôi. Ông đã cho lập Trần Cảo – hậu duệ nhà Trần lên làm vua, bản thân mình giữ chức Vệ quốc công. Sau đó, Trần Cảo thân cô sức yếu, sợ bị giết phải bỏ trốn. Lê Lợi cho người đuổi theo, ép uống độc chết. Nhà Trần không còn con cháu, nghiễm nhiên vương vị thuộc về Lê Lợi. Cùng một bản chất, thủ đoạn ra tay đều tàn độc; nhưng Lê Lợi đã thực hiện có phần “tinh tế” hơn, ít bị điều tiếng. Có thể dẫn ra giả thiết rằng Quang Trung đã dự đoán được trước các mối nguy hại này và Ngài tự tin với khả năng của mình có thể dọn dẹp tất cả trong 10 năm hay 20 năm. Tiếc thay, người tính không bằng trời tính; Ngài ra đi quá sớm khiến những vấn đề Ngài đặt ra là một bài toán quá khó đối với ấu chúa Quang Toản.
Một vấn đề quan trọng khác: NGƯỜI HOA. Nói về Nam Hà; miền Nam trước đây vốn bao gồm đất đai của Chân Lạp và các vùng đất chưa được khai phá. Các bồ thần nhà Minh vì tránh nạn quân Thanh đã đến nương nhờ chúa Nguyễn, chúa giao cho họ khai dân lập ấp các vùng đất mới. Từ đây, đất đai Đàng Trong ngày càng được mở rộng hơn về phía Nam và hình thành nên cộng đồng người Hoa đông đảo, giàu có. Người Hoa không thể một mình chống giữ các vùng đất mới nên cần phải nương nhờ các chúa, trở thành thần tử của chúa Nguyễn tạo nên mối liên kết, đó có thể xem là một mối ân tình. Từ đó, người Hoa tại Nam Hà luôn trung thành với chính quyền chúa Nguyễn. Nhưng mọi thứ trở nên xáo trộn khi Tây Sơn tiến đánh Nam Hà. Họ cho quân lính phá tan các khu vực buôn bán giàu có của người Hoa như vùng Cù Lao Phố. Đỉnh điểm là việc Thái Đức cho thảm sát 1 vạn người Hoa tại Nam Hà để báo thù cho Phạm Ngạn, tướng thân cận của Thái Đức. Ra chiến trường, đồng đội hơn anh em; một đồng đội chết cả đội quân có thể xông lên báo thù. Tuy nhiên, đó chỉ là cảm tính của người lính. Đằng này, Nguyễn Nhạc đường đường là tổng tư lệnh chỉ huy ba quân mà lại cư xử theo kiểu tình cảm vụn vặt. Huống chi ra chiến trường, anh không chết thì tôi chết, cái chết của Phạm Ngạn là chiến tử nơi sa trường, sao có thể xem là bất công để rồi báo thù.
Hãy nhìn cách Nguyễn Ánh đối đãi với dân chúng Quy Nhơn khi Ngài chiếm được; Ngài thừa biết Quy Nhơn là đất tổ của Tây Sơn nhưng vẫn không tiến hành báo thù; ngược lại còn giảm bớt thuế má, yên ủi lòng dân, nhờ đó dẹp tan sự chống cự; để sau nàyVõ Tánh an tâm thủ thành Quy Nhơn cả năm trời trước sức tấn công vũ bão của Tây Sơn. Hành động thảm sát người Hoa của Thái Đức đã vĩnh viễn đẩy người Hoa về với Nguyễn Ánh. Ân tình của chúa Nguyễn và ân oán với Tây Sơn đã khiến người Hoa tại Nam Hà hết lòng ủng hộ Nguyễn Ánh cả về nhân lực lẫn vật lực; giúp cho Ngài có thể giành được thế đứng chân tại Nam Hà; tạo nền tảng để đánh bại Tây Sơn về sau.
Hạn chế thứ hai đến từ sự phân tán quyền lực và chia rẽ nội bộ. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự sụp đổ của Tây Sơn. Như đã nói ở trên, Tây Sơn thực chất giống một tập đoàn quân sự nhiều hơn là một vương triều chính thống. Mà đã là một tập đoàn thì sẽ bị lãnh đạo bởi nhiều cá nhân chứ không phải duy nhất. Nếu các cá nhân tài giỏi và đoàn kết thì tập đoàn sẽ mãi hùng mạnh, còn nếu chia rẽ hay tranh thủ lợi ích nhóm thì tất yếu sẽ suy kiệt. Có thể nhìn thấy trong thế giới thực tại với bằng chứng là tập đoàn Lotte của Hàn Quốc. Việc đấu đá quyền lực của cha con, anh em trong gia đình đã đẩy tập đoàn vào chỗ khốn cùng; các thành viên liên tục tố cáo lẫn nhau vô tình bóc mẽ nhiều sai phạm của Lotte trong mắt công chúng cùng với cơ quan tư pháp. Tây Sơn lúc mới thành lập là một nội bộ đoàn kết, lí tưởng (cướp của người giàu chia cho người nghèo) tuy nhiên sau khi giành được chính quyền dần bộc lộ sự tha hóa; lạm dụng vũ lực để giành quyền cai trị nhiều hơn là tranh thủ lòng dân; tiêu biểu là việc dùng vũ lực với người Hoa ở Nam Hà, điều này đã bị Nguyễn Ánh sau đó khai thác triệt để. Thái Đức ăn chơi hưởng lạc; chỉ bo bo giữ những gì mình có (trên cương vị là nhà sáng lập mà hành động như vậy thì sẽ tạo ra phản ứng không tốt đối với cấp dưới); nội bộ đánh giết lẫn nhau khiến dân chúng lầm than. Khởi đầu là tranh chấp giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ.
Tây Sơn có hai trung tâm quyền lực chính là Quy Nhơn (Thái Đức) và Phú Xuân (Quang Trung, sau này là Cảnh Thịnh), đáng buồn là hai trung tâm này lại không vui vẻ gì; luôn phải đề phòng lẫn nhau. Đông Định Vương Nguyễn Lữ giữ Gia Định nhưng khả năng quân sự hạn chế, nhút nhát, chỉ cần kế ly gián nhỏ là đã bỏ chạy; Phạm Văn Tham phải một mình chống giữ và tất yếu mất về tay Nguyễn Ánh. Có thể thấy việc phân tán quyền lực đã làm cho sức mạnh Tây Sơn tại Gia Định yếu đi rất nhiều. Nếu chính quyền ở Quy Nhơn tập trung toàn lực hỗ trợ cho miền Nam thì chưa chắc Nguyễn Ánh đã dễ dàng tạo được thế đứng chân trên thành Gia Định. Nhưng không, Quy Nhơn đang còn bận đối đầu với “đại địch” Phú Xuân, hơi sức đâu mà giữ Nam Hà.
Sự chia rẽ nội bộ: ở đây có đến hai sự chia rẽ; chia rẽ giữa Quy Nhơn và Phú Xuân (chia rẽ trong Hội đồng quản trị) và chia rẽ giữa nội bộ tại Phú Xuân (chia rẽ trong Ban giám đốc). Chia rẽ giữa Quy Nhơn và Phú Xuân thể hiện ở việc Thái Đức lo sợ quân Phú Xuân tấn công nên chỉ lo phòng bị phía Bắc; từ chối hoặc hạn chế cứu viện cho chiến trường phía Nam. Thậm chí khi Quang Trung mất năm 1792, Thái Đức cũng không thể đi viếng do quân của Cảnh Thịnh ngăn giữ. Đỉnh điểm năm 1793, Thái Đức bị Nguyễn Ánh vây đánh Quy Nhơn đã cầu viện Phú Xuân giúp đỡ. Các tướng của Phú Xuân vận dụng “rất tốt” kế sách “Mượn đường diệt Quắc”; đánh lui quân Nguyễn xong sẵn chiếm luôn thành; việc làm này khiến cho Thái Đức uất hận mà chết. Sách lược này đã được các tướng Tây Sơn vận dụng không đúng lúc. Ngoại địch lúc này còn đang quá mạnh, chưa thể tiêu diệt mà lại gây ra tranh chấp lớn, mất đoàn kết nội bộ. Thực tế sau đó, các tướng lĩnh trung thành với Thái Đức đã bị nghi kị và giết hại; một số đã bỏ sang phe Nguyễn Ánh; điển hình là tướng Lê Trung – một trong những người tham gia tích cực chiến trường Nam Hà – trước đây theo Nguyễn Nhạc đã bị giết chết, con trai (có tài liệu nói con rể) là Lê Chất phẫn nộ mà bỏ sang phe Nguyễn Ánh, thông báo nội tình thủy quân Tây Sơn cho Nguyễn Ánh biết. Tướng Phan Văn Lân đang canh giữ biên giới phía Bắc sau khi nghe tin đã bất mãn mà bỏ đi. Việc phân biệt giữa những người theo Thái Đức và những người theo Cảnh Thịnh đã làm nội bộ Tây Sơn thêm xào xáo, ám hại lẫn nhau ngày càng nhiều và dần suy yếu.
***
Bây giờ là câu chuyện về những ngày đánh nhau của Tây Sơn sau khi Quang Trung mất.
Ngoại thích Bùi Đắc Tuyên nắm quyền hành. Để nói về tầm của Bùi Đắc Tuyên thì có thể kể đến việc: trong yến tiệc, vì muốn mua vui cho Thái tử Quang Toản mà Bùi Đắc Tuyên đã yêu cầu hai võ tướng giỏi côn pháp là Võ Đình Tú và Đặng Văn Long thi tài đấu côn. Hai tướng đành miễn cưỡng ra thi đấu. Sau vua Quang Trung biết được sự việc đã lên tiếng quở trách và nghiêm cấm không được tái diễn. Có thể thấy nhân vật này là người rất có “tài” làm chia rẽ nội bộ. Năm 1794, danh tướng Lê Văn Hưng sau khi mang quân đánh Phú Yên, đã hợp sức với Nguyễn Quang Huy (tướng của Thái Đức) chiếm lại được từ tay quân Nguyễn. Sau đó Hưng giao cho Nguyễn Quang Huy giữ rồi rút về. Bùi Đắc Tuyên nhân đó xàm tấu với Cảnh Thịnh rằng Hưng có ý phản nghịch (cấu kết với phe Quy Nhơn) nên bắt giết; Tây Sơn vì thế mất một tướng tài.
Chưa dừng lại, Võ Văn Dũng đang ở Thăng Long cũng bị Tuyên triệu tập về Phú Xuân hòng kiềm chế. Trên đường về Võ Văn Dũng đã gặp Trần Văn Kỷ (đang bị Tuyên lưu đày) nên biết sớm thông tin và ra tay trước. Võ Văn Dũng huy động các tướng lĩnh bắt giết cha con Bùi Đắc Tuyên và tiện tay triệu hồi Ngô Văn Sở ở Thăng Long về xử chết vì cho rằng Sở thuộc phe của Tuyên. Cuộc thanh trừng nội bộ này khiến cho Trần Quang Diệu dù đang tiến quân rất thuận lợi ở Diên Khánh cũng phải rút về để giải quyết, về đến Phú Xuân suýt nữa là đánh nhau với Võ Văn Dũng. Liên tiếp về sau; Tây Sơn liên tục rơi vào tranh đấu nội bộ, lạm dụng quân đội để giải quyết mâu thuẫn. Các tướng tự lập phe phái, xàm tấu lẫn nhau, không coi trọng ấu chua. Về phần mình, Cảnh Thịnh sợ uy quyền lớn mạnh của các tướng Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú,..nên đã tìm cách chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa các tướng. Có thể nói Tây Sơn từ lục đục chìm sâu hơn vào khủng hoảng nội bộ; ấu chúa chẳng những không thể giải quyết mà còn tiếp tay thêm vào quá trình mâu thuẫn. Một Tây Sơn lục đục nội bộ, mất lòng dân đối đầu với một Gia Long đang hừng hực khí thế, quân đội hùng mạnh. Cán cân cuộc chiến đã bắt đầu có sự dịch chuyển.
Về Quang Toản: Vua Quang Trung có thể không nhìn sai về Quang Toản; nhưng Ngài không thể thắng được thời gian. Nếu Quang Trung có thể sống lâu hơn 10 hay 20 năm thì biết đâu rằng Ngài có thể đào tạo Quang Toản thành một minh chúa. Trước khi mất, Ngài còn đánh giá: “Ta mở mang bờ cõi, khai thác đất đai, có cả cõi Nam này. Nay đau ốm, tất không khỏi được. Thái tử tư chất hơi cao, nhưng tuổi còn nhỏ. Ngoài thì có quân Gia Định là quốc thù, mà Thái Đức thì tuổi già, ham dật lạc, cầu yên tạm bợ, không toan tính cái lo về sau. Khi ta chết rồi, nội trong một tháng phải chôn cất, việc tang làm lao thảo thôi. Lũ ngươi nên hợp sức mà giúp Thái tử sớm thiên đô về Vĩnh Đô để khống chế thiên hạ. Bằng không quân Gia Định kéo đến thì các ngươi không có chỗ chôn thân!”.
Từ những gì vua nói lúc lâm chung có thể mang đến cho chúng ta nhiều vấn đề. Thứ nhất, Ngài lo lắng về việc Quang Toản còn quá nhỏ để có thể điều hành công việc; điều này đã quá hiện hữu. Thứ hai, Quang Trung nhìn nhận quân Gia Định của Nguyễn Ánh là thế lực nguy hiểm nhất vào thời điểm hiện tại. Ngài đã dự định huy động một đội quân hùng hậu vào Nam, quyết tâm tiêu diệt kẻ đại thù. Một kế hoạch vô cùng chu đáo; chặn đứng mọi con đường sang Xiêm hay ra biển của Nguyễn Ánh; Quang Trung thực sự đánh giá rất cao Gia Long. Điều đó càng thể hiện rõ khi ban đầu Ngài dự định một kế hoạch khổng lồ chủ động tấn công vào sào huyệt kẻ thù; nhưng khi đổ bệnh Ngài chỉ yêu cầu Trần Quang Diệu phải tập trung toàn lực giúp Quang Toản dời đô về Nghệ An, chuyển hoàn toàn sang thế thủ. Ngài đánh giá được rằng ngoài bản thân mình ra thì Tây Sơn không còn ai đủ khả năng dẫn quân vào Nam đương đầu với Nguyễn Ánh. Trong khi Phú Xuân lại không phải là nơi dễ phòng thủ so với sức mạnh thủy quân nhà Nguyễn. Tiếc thay, không một ai trong Tây Sơn làm theo lời yêu cầu cuối cùng của nhà vua.
Sự chênh lệch tầm nhìn cũng như năng lực giữa Quang Trung và cấp dưới quá rõ rệt tạo ra một lỗ hổng lớn khi Ngài mất. Thiếu Ngài, tác chiến không có định hướng, rối bời. Trước đây, thủy quân Tây Sơn dù yếu hơn; nhưng nhờ có Quang Trung chỉ huy, họ vẫn anh dũng đánh bại thủy quân của Gia Long. Giờ đây, mọi chuyện đã khác; quân chủ lực Tây Sơn do Trần Quang Diệu nắm giữ đánh rất khá nhưng không giành được thắng lợi quan trọng, chỉ làm tròn vai chứ không gây đột biến. Võ Văn Dũng giỏi chính trị, ngoại giao nhưng cầm quân không tốt, liên tục bại trận, nướng hết thủy quân. Võ Đình Tú, Nguyễn Văn Tuyết co cụm phòng thủ, không đóng góp được gì nhiều. Lê Văn Hưng, Lê Trung, Ngô Văn Sở đều đã bị giết. Giới văn nhân hoàn toàn bị đặt ra ngoài vòng chiến, Ngô Thì Nhậm tham gia chiến trường hạn chế. Quân Tây Sơn tác chiến theo kiểu dập lửa; cháy đâu dập đó; không ngăn được đám cháy lan tỏa.
Điểm sáng duy nhất trên chiến trường có lẽ là Nguyễn Quang Huy, thân yếu thế cô nhưng liên tục khuấy đảo bên trong lòng địch. Tuy nhiên; tất cả đều là không đủ. Tây Sơn sụp đổ như một vấn đề tất yếu.
Lời kết:
Cái chết của Vua Quang Trung luôn là một điều tiếc nuối lớn của lịch sử. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Tây Sơn thì chưa hẳn. Họ đã quên đi cách thu phục lòng dân mà mải mê đấu đá nhau. Nếu lòng dân nhìn Nguyễn Ánh với sự xấu xa, thì cớ sao Nam Hà chưa bao giờ quên ngài? Việc bỏ quên lòng dân khi lên đến đỉnh cao danh vọng là hạn chế cuối cùng nhưng đấy là hạn chế lớn lao mang tầm vĩ mô nhất.
Nguyễn Trãi đã từng nói: “Thuyền bị lật mới biết sức dân mạnh như sức nước, nước có thể chở thuyền nhưng nước cũng có thể lật thuyền được.”
Trên một bình diện nào đó, với những hạn chế của Tây Sơn ta lại thấy được cái chính trị toàn diện của Gia Long Nguyễn Ánh.
Rất nhiều người tiếc, nhưng cũng có thể chưa hẳn đã tiếc. Chỉ biết rằng lịch sử đã chọn Gia Long thay vì Quang Trung.
Tây Sơn bị đạp đổ nhanh chóng do Nguyễn Huệ đột ngột từ trần. Nguyễn Quan Toản lên ngôi vua nhưng không đủ uy tín để giữ vững Tây Sơn. Triều đại Tây Sơn mau chóng suy yếu. Sau đó, Nguyễn Ánh cùng quân Phán lật đổ triều Tây Sơn
Từ sự sụp đổ của Tây Sơn,em rút ra bài học: luôn biết đoàn kết với nhau, không gây mẫu thuẫn trong nội bộ của lớp
Tại sao nhà Tây Sơn sụp đổ?
Trong lịch sử Việt Nam tồn tại không ít các cuộc khởi nghĩa nông dân; tuy nhiên đỉnh cao nhất phải kể đến là phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Một cuộc khởi nghĩa vĩ đại, lập nên một sự nghiệp oanh oanh liệt liệt nhưng lại quá ngắn ngủi. Bởi trong đó đã tồn tại rất nhiều hạn chế chết người.
Ba anh em nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
Có một điều mà lịch sử đã bị chiến công vĩ đại của Quang Trung ở Thăng Long che lấp đi ít nhiều. Dù đã càn quét từ nam chí bắc, Quang Trung vẫn chưa thật sự thống nhất được toàn vẹn theo kiểu Trung Ương mà theo kiểu cát cứ. Chính ở đó, xuất hiện hạn chế thứ nhất.
Để bắt đầu nói về hạn chế này, phải nói về 1 bài học mà Tần Thủy Hoàng bên Trung Quốc đã làm, cũng thống nhất sau khi thu về được 6 nước tách biệt. Ngay khi đánh bại lục quốc; Thủy Hoàng Đế đã ra lệnh hủy bỏ danh xưng của các quốc gia cũ; chia cả nước ra làm 36 quận; đặt hệ thống quan lại hành chính quản lý các quận cùng với hệ thống giám sát; song song với đó ông định luật pháp như thời Thương Ưởng để nhanh chóng đưa đất nước đi vào quỹ đạo ổn định. Thống nhất luật pháp, thống nhất lãnh thổ; từ đây Trung Hoa hoàn toàn đặt dưới bàn tay trị vì của ông vì khi đó chỉ còn một quốc gia duy nhất, đó là Đại Tần. Sở dĩ Tần Thủy Hoàng có thể làm được là do ở nước Tần, ông là minh chủ cao nhất và duy nhất, không ai đứng trên hay ngang ông, Đại Tần là quốc gia thống nhất.
Nhưng ở thời Tây Sơn, lãnh thổ đã bị chia ba, không lập quốc hiệu riêng; tương tự như cách một ông Hội đồng địa chủ chia gia tài cho các con của mình; mỗi người một căn nhà, vài trăm công ruộng, tự sinh tự diệt; người nào tài giỏi thì có thể tạo lập sản nghiệp như ông cha; lười biếng thì sẽ tiêu hết sản nghiệp khiến cho tài sản ông bà để lại tiêu tán. Quốc gia thì không thể như vậy; quốc gia phải thống nhất, sức mạnh cộng hưởng từ tất cả các vùng đất trong cùng một đất nước tạo ra sức bật lớn cho sự phát triển. Và khi mà triều Tây Sơn thực hiện việc chia lãnh thổ như cách một ngài Hội đồng chia đất; thì kết quả là người con tài giỏi nhất Nguyễn Huệ mở mang được ra Bắc Hà trong khi người con yếu đuối nhất là Nguyễn Lữ lại để mất Nam Hà vào tay kẻ tử thù, cơ nghiệp từ đó mà mang họa diệt vong. Thế mới thấy được việc “trị quốc, bình thiên hạ” xử lý theo thói “tề gia” là cực kì nguy hại.
Tính chính thống của Tây Sơn: Tính chính thống là đến từ lòng dân; lòng dân công nhận thì mới được xem là chính thống. Triều Tây Sơn gặt hái một vài tích cực về phương diện chính thống khi nhận được sự thừa nhận từ nhà Thanh, quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong khu vực. Tuy nhiên, chỉ như thế thôi thì không đủ. Thời điểm Tây Sơn bắt đầu hoạt động, bối cảnh chính trị xã hội ở Đàng Trong lúc này khá nhiều rối ren. Các chúa Nguyễn không còn khả năng kiểm soát chính quyền, đại thần Trương Phúc Loan nổi lên như một nhân vật chính trị trung tâm của vũ đài chính trị Đàng Trong. Khác với Hồ Quý Lý hay Mặc Đăng Dung trước đây; Trương Phúc Loan tuy tiếm quyền nhưng không đủ khả năng khống chế đại cục, tranh giành vương vị. Ông ta chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực mua quan bán tước, tích trữ của cải. Và đó là thời cơ thích hợp để phong trào Tây Sơn nổ ra; khởi nghĩa nêu cao khẩu hiệu ủng hộ Hoàng Tôn Dương, đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan. Cần lưu ý ở đây là ngay từ đầu nguyên nhân khởi nghĩa là để ủng hộ chúa Nguyễn; Tây Sơn đã ngầm công nhận chúa Nguyễn là lãnh đạo hợp pháp của Đàng Trong, nhờ đó mà dân chúng đã hưởng ứng và đi theo nghĩa quân. Nhiều cánh quân khởi nghĩa ban đầu theo Tây Sơn do nghĩ rằng Tây Sơn phò chúa Nguyễn; nhưng sau này khi thấy Tây Sơn thẳng tay giết hại các chúa thì đã ly khai và chống lại, tiêu biểu như cánh quân Chu Văn Tiếp. Tây Sơn dùng ngọn cờ ủng hộ chúa Nguyễn để tranh thủ lòng dân, và khi đã có được thực quyền thì họ lại ra tay sát hại các chúa không thương tiếc; mồ mả chín chúa nhà Nguyễn đều bị quật lên, tro cốt ném xuống sông; tổ chức truy sát công khai con cháu nhà Nguyễn.
Đồng ý đã thay triều đổi đại thì không nên cải lương, hay mềm lòng; nhưng có chăng họ đã quá vội vàng. Giết hại các chúa Nguyễn là Tây Sơn đã bắt đầu tháo bỏ chiếc mặt nạ chính thống mà mình đã kì công đeo bấy lâu, điều này đã chạm sâu đến lòng trung thành của những người còn thờ chúa.
Lùi về lịch sử hơn ba thế kỷ trước, khởi nghĩa nông dân Lam Sơn của Lê Lợi trong những ngày tháng chiến đấu ác liệt cuối cùng, để có thể thỏa hiệp với Vương Thông, lập con cháu nhà Trần nối ngôi. Ông đã cho lập Trần Cảo – hậu duệ nhà Trần lên làm vua, bản thân mình giữ chức Vệ quốc công. Sau đó, Trần Cảo thân cô sức yếu, sợ bị giết phải bỏ trốn. Lê Lợi cho người đuổi theo, ép uống độc chết. Nhà Trần không còn con cháu, nghiễm nhiên vương vị thuộc về Lê Lợi. Cùng một bản chất, thủ đoạn ra tay đều tàn độc; nhưng Lê Lợi đã thực hiện có phần “tinh tế” hơn, ít bị điều tiếng. Có thể dẫn ra giả thiết rằng Quang Trung đã dự đoán được trước các mối nguy hại này và Ngài tự tin với khả năng của mình có thể dọn dẹp tất cả trong 10 năm hay 20 năm. Tiếc thay, người tính không bằng trời tính; Ngài ra đi quá sớm khiến những vấn đề Ngài đặt ra là một bài toán quá khó đối với ấu chúa Quang Toản.
Một vấn đề quan trọng khác: NGƯỜI HOA. Nói về Nam Hà; miền Nam trước đây vốn bao gồm đất đai của Chân Lạp và các vùng đất chưa được khai phá. Các bồ thần nhà Minh vì tránh nạn quân Thanh đã đến nương nhờ chúa Nguyễn, chúa giao cho họ khai dân lập ấp các vùng đất mới. Từ đây, đất đai Đàng Trong ngày càng được mở rộng hơn về phía Nam và hình thành nên cộng đồng người Hoa đông đảo, giàu có. Người Hoa không thể một mình chống giữ các vùng đất mới nên cần phải nương nhờ các chúa, trở thành thần tử của chúa Nguyễn tạo nên mối liên kết, đó có thể xem là một mối ân tình. Từ đó, người Hoa tại Nam Hà luôn trung thành với chính quyền chúa Nguyễn. Nhưng mọi thứ trở nên xáo trộn khi Tây Sơn tiến đánh Nam Hà. Họ cho quân lính phá tan các khu vực buôn bán giàu có của người Hoa như vùng Cù Lao Phố. Đỉnh điểm là việc Thái Đức cho thảm sát 1 vạn người Hoa tại Nam Hà để báo thù cho Phạm Ngạn, tướng thân cận của Thái Đức. Ra chiến trường, đồng đội hơn anh em; một đồng đội chết cả đội quân có thể xông lên báo thù. Tuy nhiên, đó chỉ là cảm tính của người lính. Đằng này, Nguyễn Nhạc đường đường là tổng tư lệnh chỉ huy ba quân mà lại cư xử theo kiểu tình cảm vụn vặt. Huống chi ra chiến trường, anh không chết thì tôi chết, cái chết của Phạm Ngạn là chiến tử nơi sa trường, sao có thể xem là bất công để rồi báo thù.
Hãy nhìn cách Nguyễn Ánh đối đãi với dân chúng Quy Nhơn khi Ngài chiếm được; Ngài thừa biết Quy Nhơn là đất tổ của Tây Sơn nhưng vẫn không tiến hành báo thù; ngược lại còn giảm bớt thuế má, yên ủi lòng dân, nhờ đó dẹp tan sự chống cự; để sau này Võ Tánh an tâm thủ thành Quy Nhơn cả năm trời trước sức tấn công vũ bão của Tây Sơn. Hành động thảm sát người Hoa của Thái Đức đã vĩnh viễn đẩy người Hoa về với Nguyễn Ánh. Ân tình của chúa Nguyễn và ân oán với Tây Sơn đã khiến người Hoa tại Nam Hà hết lòng ủng hộ Nguyễn Ánh cả về nhân lực lẫn vật lực; giúp cho Ngài có thể giành được thế đứng chân tại Nam Hà; tạo nền tảng để đánh bại Tây Sơn về sau.
Hạn chế thứ hai đến từ sự phân tán quyền lực và chia rẽ nội bộ. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự sụp đổ của Tây Sơn. Như đã nói ở trên, Tây Sơn thực chất giống một tập đoàn quân sự nhiều hơn là một vương triều chính thống. Mà đã là một tập đoàn thì sẽ bị lãnh đạo bởi nhiều cá nhân chứ không phải duy nhất. Nếu các cá nhân tài giỏi và đoàn kết thì tập đoàn sẽ mãi hùng mạnh, còn nếu chia rẽ hay tranh thủ lợi ích nhóm thì tất yếu sẽ suy kiệt. Có thể nhìn thấy trong thế giới thực tại với bằng chứng là tập đoàn Lotte của Hàn Quốc. Việc đấu đá quyền lực của cha con, anh em trong gia đình đã đẩy tập đoàn vào chỗ khốn cùng; các thành viên liên tục tố cáo lẫn nhau vô tình bóc mẽ nhiều sai phạm của Lotte trong mắt công chúng cùng với cơ quan tư pháp. Tây Sơn lúc mới thành lập là một nội bộ đoàn kết, lí tưởng (cướp của người giàu chia cho người nghèo) tuy nhiên sau khi giành được chính quyền dần bộc lộ sự tha hóa; lạm dụng vũ lực để giành quyền cai trị nhiều hơn là tranh thủ lòng dân; tiêu biểu là việc dùng vũ lực với người Hoa ở Nam Hà, điều này đã bị Nguyễn Ánh sau đó khai thác triệt để. Thái Đức ăn chơi hưởng lạc; chỉ bo bo giữ những gì mình có (trên cương vị là nhà sáng lập mà hành động như vậy thì sẽ tạo ra phản ứng không tốt đối với cấp dưới); nội bộ đánh giết lẫn nhau khiến dân chúng lầm than. Khởi đầu là tranh chấp giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ.
Tây Sơn có hai trung tâm quyền lực chính là Quy Nhơn (Thái Đức) và Phú Xuân (Quang Trung, sau này là Cảnh Thịnh), đáng buồn là hai trung tâm này lại không vui vẻ gì; luôn phải đề phòng lẫn nhau. Đông Định Vương Nguyễn Lữ giữ Gia Định nhưng khả năng quân sự hạn chế, nhút nhát, chỉ cần kế ly gián nhỏ là đã bỏ chạy; Phạm Văn Tham phải một mình chống giữ và tất yếu mất về tay Nguyễn Ánh. Có thể thấy việc phân tán quyền lực đã làm cho sức mạnh Tây Sơn tại Gia Định yếu đi rất nhiều. Nếu chính quyền ở Quy Nhơn tập trung toàn lực hỗ trợ cho miền Nam thì chưa chắc Nguyễn Ánh đã dễ dàng tạo được thế đứng chân trên thành Gia Định. Nhưng không, Quy Nhơn đang còn bận đối đầu với “đại địch” Phú Xuân, hơi sức đâu mà giữ Nam Hà.
Sự chia rẽ nội bộ: ở đây có đến hai sự chia rẽ; chia rẽ giữa Quy Nhơn và Phú Xuân (chia rẽ trong Hội đồng quản trị) và chia rẽ giữa nội bộ tại Phú Xuân (chia rẽ trong Ban giám đốc). Chia rẽ giữa Quy Nhơn và Phú Xuân thể hiện ở việc Thái Đức lo sợ quân Phú Xuân tấn công nên chỉ lo phòng bị phía Bắc; từ chối hoặc hạn chế cứu viện cho chiến trường phía Nam. Thậm chí khi Quang Trung mất năm 1792, Thái Đức cũng không thể đi viếng do quân của Cảnh Thịnh ngăn giữ. Đỉnh điểm năm 1793, Thái Đức bị Nguyễn Ánh vây đánh Quy Nhơn đã cầu viện Phú Xuân giúp đỡ. Các tướng của Phú Xuân vận dụng “rất tốt” kế sách “Mượn đường diệt Quắc”; đánh lui quân Nguyễn xong sẵn chiếm luôn thành; việc làm này khiến cho Thái Đức uất hận mà chết. Sách lược này đã được các tướng Tây Sơn vận dụng không đúng lúc. Ngoại địch lúc này còn đang quá mạnh, chưa thể tiêu diệt mà lại gây ra tranh chấp lớn, mất đoàn kết nội bộ. Thực tế sau đó, các tướng lĩnh trung thành với Thái Đức đã bị nghi kị và giết hại; một số đã bỏ sang phe Nguyễn Ánh; điển hình là tướng Lê Trung – một trong những người tham gia tích cực chiến trường Nam Hà – trước đây theo Nguyễn Nhạc đã bị giết chết, con trai (có tài liệu nói con rể) là Lê Chất phẫn nộ mà bỏ sang phe Nguyễn Ánh, thông báo nội tình thủy quân Tây Sơn cho Nguyễn Ánh biết. Tướng Phan Văn Lân đang canh giữ biên giới phía Bắc sau khi nghe tin đã bất mãn mà bỏ đi. Việc phân biệt giữa những người theo Thái Đức và những người theo Cảnh Thịnh đã làm nội bộ Tây Sơn thêm xào xáo, ám hại lẫn nhau ngày càng nhiều và dần suy yếu.
***
Bây giờ là câu chuyện về những ngày đánh nhau của Tây Sơn sau khi Quang Trung mất.
Ngoại thích Bùi Đắc Tuyên nắm quyền hành. Để nói về tầm của Bùi Đắc Tuyên thì có thể kể đến việc: trong yến tiệc, vì muốn mua vui cho Thái tử Quang Toản mà Bùi Đắc Tuyên đã yêu cầu hai võ tướng giỏi côn pháp là Võ Đình Tú và Đặng Văn Long thi tài đấu côn. Hai tướng đành miễn cưỡng ra thi đấu. Sau vua Quang Trung biết được sự việc đã lên tiếng quở trách và nghiêm cấm không được tái diễn. Có thể thấy nhân vật này là người rất có “tài” làm chia rẽ nội bộ. Năm 1794, danh tướng Lê Văn Hưng sau khi mang quân đánh Phú Yên, đã hợp sức với Nguyễn Quang Huy (tướng của Thái Đức) chiếm lại được từ tay quân Nguyễn. Sau đó Hưng giao cho Nguyễn Quang Huy giữ rồi rút về. Bùi Đắc Tuyên nhân đó xàm tấu với Cảnh Thịnh rằng Hưng có ý phản nghịch (cấu kết với phe Quy Nhơn) nên bắt giết; Tây Sơn vì thế mất một tướng tài.
Chưa dừng lại, Võ Văn Dũng đang ở Thăng Long cũng bị Tuyên triệu tập về Phú Xuân hòng kiềm chế. Trên đường về Võ Văn Dũng đã gặp Trần Văn Kỷ (đang bị Tuyên lưu đày) nên biết sớm thông tin và ra tay trước. Võ Văn Dũng huy động các tướng lĩnh bắt giết cha con Bùi Đắc Tuyên và tiện tay triệu hồi Ngô Văn Sở ở Thăng Long về xử chết vì cho rằng Sở thuộc phe của Tuyên. Cuộc thanh trừng nội bộ này khiến cho Trần Quang Diệu dù đang tiến quân rất thuận lợi ở Diên Khánh cũng phải rút về để giải quyết, về đến Phú Xuân suýt nữa là đánh nhau với Võ Văn Dũng. Liên tiếp về sau; Tây Sơn liên tục rơi vào tranh đấu nội bộ, lạm dụng quân đội để giải quyết mâu thuẫn. Các tướng tự lập phe phái, xàm tấu lẫn nhau, không coi trọng ấu chua. Về phần mình, Cảnh Thịnh sợ uy quyền lớn mạnh của các tướng Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú,..nên đã tìm cách chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa các tướng. Có thể nói Tây Sơn từ lục đục chìm sâu hơn vào khủng hoảng nội bộ; ấu chúa chẳng những không thể giải quyết mà còn tiếp tay thêm vào quá trình mâu thuẫn. Một Tây Sơn lục đục nội bộ, mất lòng dân đối đầu với một Gia Long đang hừng hực khí thế, quân đội hùng mạnh. Cán cân cuộc chiến đã bắt đầu có sự dịch chuyển.
Về Quang Toản: Vua Quang Trung có thể không nhìn sai về Quang Toản; nhưng Ngài không thể thắng được thời gian. Nếu Quang Trung có thể sống lâu hơn 10 hay 20 năm thì biết đâu rằng Ngài có thể đào tạo Quang Toản thành một minh chúa. Trước khi mất, Ngài còn đánh giá: “Ta mở mang bờ cõi, khai thác đất đai, có cả cõi Nam này. Nay đau ốm, tất không khỏi được. Thái tử tư chất hơi cao, nhưng tuổi còn nhỏ. Ngoài thì có quân Gia Định là quốc thù, mà Thái Đức thì tuổi già, ham dật lạc, cầu yên tạm bợ, không toan tính cái lo về sau. Khi ta chết rồi, nội trong một tháng phải chôn cất, việc tang làm lao thảo thôi. Lũ ngươi nên hợp sức mà giúp Thái tử sớm thiên đô về Vĩnh Đô để khống chế thiên hạ. Bằng không quân Gia Định kéo đến thì các ngươi không có chỗ chôn thân!”.
Từ những gì vua nói lúc lâm chung có thể mang đến cho chúng ta nhiều vấn đề. Thứ nhất, Ngài lo lắng về việc Quang Toản còn quá nhỏ để có thể điều hành công việc; điều này đã quá hiện hữu. Thứ hai, Quang Trung nhìn nhận quân Gia Định của Nguyễn Ánh là thế lực nguy hiểm nhất vào thời điểm hiện tại. Ngài đã dự định huy động một đội quân hùng hậu vào Nam, quyết tâm tiêu diệt kẻ đại thù. Một kế hoạch vô cùng chu đáo; chặn đứng mọi con đường sang Xiêm hay ra biển của Nguyễn Ánh; Quang Trung thực sự đánh giá rất cao Gia Long. Điều đó càng thể hiện rõ khi ban đầu Ngài dự định một kế hoạch khổng lồ chủ động tấn công vào sào huyệt kẻ thù; nhưng khi đổ bệnh Ngài chỉ yêu cầu Trần Quang Diệu phải tập trung toàn lực giúp Quang Toản dời đô về Nghệ An, chuyển hoàn toàn sang thế thủ. Ngài đánh giá được rằng ngoài bản thân mình ra thì Tây Sơn không còn ai đủ khả năng dẫn quân vào Nam đương đầu với Nguyễn Ánh. Trong khi Phú Xuân lại không phải là nơi dễ phòng thủ so với sức mạnh thủy quân nhà Nguyễn. Tiếc thay, không một ai trong Tây Sơn làm theo lời yêu cầu cuối cùng của nhà vua.
Sự chênh lệch tầm nhìn cũng như năng lực giữa Quang Trung và cấp dưới quá rõ rệt tạo ra một lỗ hổng lớn khi Ngài mất. Thiếu Ngài, tác chiến không có định hướng, rối bời. Trước đây, thủy quân Tây Sơn dù yếu hơn; nhưng nhờ có Quang Trung chỉ huy, họ vẫn anh dũng đánh bại thủy quân của Gia Long. Giờ đây, mọi chuyện đã khác; quân chủ lực Tây Sơn do Trần Quang Diệu nắm giữ đánh rất khá nhưng không giành được thắng lợi quan trọng, chỉ làm tròn vai chứ không gây đột biến. Võ Văn Dũng giỏi chính trị, ngoại giao nhưng cầm quân không tốt, liên tục bại trận, nướng hết thủy quân. Võ Đình Tú, Nguyễn Văn Tuyết co cụm phòng thủ, không đóng góp được gì nhiều. Lê Văn Hưng, Lê Trung, Ngô Văn Sở đều đã bị giết. Giới văn nhân hoàn toàn bị đặt ra ngoài vòng chiến, Ngô Thì Nhậm tham gia chiến trường hạn chế. Quân Tây Sơn tác chiến theo kiểu dập lửa; cháy đâu dập đó; không ngăn được đám cháy lan tỏa.
Điểm sáng duy nhất trên chiến trường có lẽ là Nguyễn Quang Huy, thân yếu thế cô nhưng liên tục khuấy đảo bên trong lòng địch. Tuy nhiên; tất cả đều là không đủ. Tây Sơn sụp đổ như một vấn đề tất yếu.
Lời kết:
Cái chết của Vua Quang Trung luôn là một điều tiếc nuối lớn của lịch sử. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Tây Sơn thì chưa hẳn. Họ đã quên đi cách thu phục lòng dân mà mải mê đấu đá nhau. Nếu lòng dân nhìn Nguyễn Ánh với sự xấu xa, thì cớ sao Nam Hà chưa bao giờ quên ngài? Việc bỏ quên lòng dân khi lên đến đỉnh cao danh vọng là hạn chế cuối cùng nhưng đấy là hạn chế lớn lao mang tầm vĩ mô nhất.
Nguyễn Trãi đã từng nói: “Thuyền bị lật mới biết sức dân mạnh như sức nước, nước có thể chở thuyền nhưng nước cũng có thể lật thuyền được.”
Trên một bình diện nào đó, với những hạn chế của Tây Sơn ta lại thấy được cái chính trị toàn diện của Gia Long Nguyễn Ánh.
Rất nhiều người tiếc, nhưng cũng có thể chưa hẳn đã tiếc. Chỉ biết rằng lịch sử đã chọn Gia Long thay vì Quang Trung.
#unity
Tây Sơn bị đạp đổ nhanh chóng do Nguyễn Huệ đột ngột từ trần. Nguyễn Quan Toản lên ngôi vua nhưng không đủ uy tín để giữ vững Tây Sơn. Triều đại Tây Sơn mau chóng suy yếu. Sau đó, Nguyễn Ánh cùng quân Phán lật đổ triều Tây Sơn
Từ sự sụp đổ của Tây Sơn,em rút ra bài học: luôn biết đoàn kết với nhau, không gây mẫu thuẫn trong nội bộ của lớp
Nocopy
@gladbach