vì sao trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chúng ta phải thực hiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế tri thức
>>giúp mk vs ạ <<
vì sao trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chúng ta phải thực hiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế tri thức
>>giúp mk vs ạ <<
Đảng ta luôn coi Công nghiệp hóa là nhiệm vụ trùn tâm trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. CNH là một giai đoạn tất yếu của mỗi quốc gia. Đối với nước ta, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn tiến lên CNXH, nhất thiết phải trải qua CNH. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) giúp phát triển lực lượng sản xuất, làm thay đổi căn bản công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động. Đây là thời kỳ tạo tiền đề vật chất để không ngừng củng cố và tăng cường vai trò của kinh tế nhà nước trong điều tiết sản xuất và dẫn dắt thị trường. Đồng thời, CNH-HĐH là động lực phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện tăng cường củng cố an ninh-quốc phòng và là tiền đề cho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế. Tri thức phát triển mạnh sẽ thức đây nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. vì vậy để nhanh chóng bước ra khỏi thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế tri thức.
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay xu thế Toàn cầu hóa và cuộc cách mạng KHCN đang diễn ra mạnh mẽ với xu hướng chủ đạo là xây dựng nền KT tri thức hiện đại, nền KT tập trung quan liêu bao cấp k còn phù hợp,
Cuộc cách mạng KHKT giờ đây là cách mạng KHCN đã đưa đến sự thay đổi to lớn, khoa học đã tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất với hàm lượng cao, với các ứng dụng hiện đại ( trí tuệ Nhân tạo, hệ thống tự động hóa…) -> nền KT tri thức sử dụng «chất xám»
Toàn cầu hóa đem lại những mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các nước về kinh tế là chủ đạo với xu hướng các tổ chức liên kết khu vực và KT ngày càng nhiều WTO, G7, G20…), chỉ có nền kinh tế thị trường mới có đủ sức mạnh để giúp các quốc gia tham gia tích cực và hiệu quả hội nhập với nền KT thê giới, rút ngắn khoảng cách phát triển
=> Phải tiến hành CN hóa, xây dựng nền KT tri thức