viết 1 bài văn kể về 1 kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi
ko chép mạng
0 bình luận về “viết 1 bài văn kể về 1 kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi
ko chép mạng”
Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.
Trong các môn học, em sợ nhất môn Chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép Chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặngnhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ: Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ ! Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vi thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi. Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài,em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chi cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn. Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu. Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười Chính tả, em vô cùng Sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập. Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói: – Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào vệ con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm! Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.
Đúng là có chi thì nên, Có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?
“Tuổi thơ”, mỗi khi nhắc đến hai từ ấy, lòng em lại xao xuyến bồi hồi. Bao nhiêu kỉ niệm quay lại nhưng chỉ có những cánh diều thuở nào là em nhớ mãi.
Nhớ những buổi chiều gió, lũ trẻ trong làng lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nâng cánh diều lên. Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều tự do đùa giỡn với gió mây. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét thi nhau xem ai thắng. Có đứa diều tốt, bay cao nhất. Rồi khi có một con diều nào đó bay cao hơn nó thì mặt nó tức lắm, nó còn cố đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều đểu. Vừa lên trời đã chống đầu xuống đất. Có chiếc chạy hết hơi mà chỉ quay tròn. Nói vậy chứ không phải thứ hạng diều chỉ dựa vào diều tốt hay đểu mà một phần còn nhờ tài của dân thả diều. Thả với mấy đứa chuyên nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu. Nào là khi diều rơi thì giật giật dây, nào là khi thả diều thì phải cầm theo băng dính và một dây diều. Nếu thấy gió mạnh thì gắn thêm dây vào diều, còn nếu gió nhẹ bay không nổi thì bỏ một ít dây ra cho nó nhẹ. Nhờ những kinh nghiệm đó mà thi thoảng em cũng được đặt cái hiệu “dân chơi diều”. Khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái hiệu ấy.
Bây giờ, em không còn chơi diều được nữa vì sau một lần em đã phải chuyển nhà. Không còn được thả diều trên những cánh đồng xanh mát nữa. Không còn được tụ tập với đám bạn xưa nữa. Tuy không còn được chạy nhảy tung tăng trên những con đường làng nữa nhưng những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong ký ức của em ,mãi mãi!
Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.
Trong các môn học, em sợ nhất môn Chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép Chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặngnhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ: Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ ! Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vi thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi. Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài,em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chi cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.
Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu. Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười Chính tả, em vô cùng Sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập. Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói: – Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào vệ con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm! Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.
Đúng là có chi thì nên, Có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?
“Tuổi thơ”, mỗi khi nhắc đến hai từ ấy, lòng em lại xao xuyến bồi hồi. Bao nhiêu kỉ niệm quay lại nhưng chỉ có những cánh diều thuở nào là em nhớ mãi.
Nhớ những buổi chiều gió, lũ trẻ trong làng lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nâng cánh diều lên. Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều tự do đùa giỡn với gió mây. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét thi nhau xem ai thắng. Có đứa diều tốt, bay cao nhất. Rồi khi có một con diều nào đó bay cao hơn nó thì mặt nó tức lắm, nó còn cố đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều đểu. Vừa lên trời đã chống đầu xuống đất. Có chiếc chạy hết hơi mà chỉ quay tròn. Nói vậy chứ không phải thứ hạng diều chỉ dựa vào diều tốt hay đểu mà một phần còn nhờ tài của dân thả diều. Thả với mấy đứa chuyên nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu. Nào là khi diều rơi thì giật giật dây, nào là khi thả diều thì phải cầm theo băng dính và một dây diều. Nếu thấy gió mạnh thì gắn thêm dây vào diều, còn nếu gió nhẹ bay không nổi thì bỏ một ít dây ra cho nó nhẹ. Nhờ những kinh nghiệm đó mà thi thoảng em cũng được đặt cái hiệu “dân chơi diều”. Khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái hiệu ấy.
Bây giờ, em không còn chơi diều được nữa vì sau một lần em đã phải chuyển nhà. Không còn được thả diều trên những cánh đồng xanh mát nữa. Không còn được tụ tập với đám bạn xưa nữa. Tuy không còn được chạy nhảy tung tăng trên những con đường làng nữa nhưng những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong ký ức của em ,mãi mãi!
—Chúc bạn học tốt—