viết 1 bản báo cáo về tự nhiên dân cư xã hội kinh tế của khu vực đông nam á

By Cora

viết 1 bản báo cáo về tự nhiên dân cư xã hội kinh tế của khu vực đông nam á

0 bình luận về “viết 1 bản báo cáo về tự nhiên dân cư xã hội kinh tế của khu vực đông nam á”

  1. Trong quá trình phát triển lịch sử, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của các nền văn minh bên ngoài, song sự tác động ấy không vì thế mà biết vùng này thành khu vực “Ấn Độ hóa” hay “Hán hoá”. Nó đã lựa chọn những gì thích hợp trong văn hóa Dravid, đồng thời phục tùng các đặc điểm của mình, chứ không phải tiếp thu tất cả những gì xa lạ với nó. [cần dẫn nguồn]

    Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á có những nét chung thống nhất về mặt văn hóa, vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hóa Đông Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính. Đông Nam Á được coi là “cái nôi” của cây lúa nước và là một trong 5 trung tâm cây trồng lớn trên thế giới[cần dẫn nguồn]. Văn hóa Hòa Bình đã chứng minh cư dân ở đây đã thuần hóa nhiều giống lúa, thực vật khác nhau, xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai với các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây có củ và bầu bí, các cây họ đậu ở vùng thung lũng chân núi. Có nhà nghiên cứu còn cho rằng chủ nhân văn hóa Hoà Bình là người biết trồng trọt đầu tiên trên thế giới[cần dẫn nguồn]; niên đại nông nghiệp ở đây có thể lên đến hơn 1 vạn năm TCN. Vì thế, Đông Nam Á đã là một trong những nơi có cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất trên thế giới. Đến thời đại đồ đồng, trong điều kiện của vùng nhiệt đới, cư dân Đông Nam Á đã bước sang kinh tế trồng lúa khô ở nương rẫy và lúa nước ở vùng thung lũng hẹp châu thổ. Cây lúa đầu tiên được thuần dưỡng ở vùng vùng thung lũng theo chân núi dần dần được chuyển xuống vùng châu thổ thích nghi với vùng ngập nước. Cùng với việc trồng lúa nước, người ta đã thuần dưỡng trâu bò làm sức kéo, xuất hiện các nghề thủ công, đặc biệt là nghề sông biển. Từ đó, nông nghiệp lúa nước đã trở thành một cơ sở quan trọng của nền văn minh khu vực. Đó là một nền văn minh mang đủ các sắc thái của những nền văn minh đồng bằng, biển, nửa đồi núi, nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp… cơ sở chung của nền văn minh này là nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng.

    Đến khoảng nửa đầu thế kỷ XV, hầu hết các quốc gia tiền thân ở Đông Nam Á đã ra đời, và bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ mà điển hình là nhà nước Đại Việt dưới triều nhà Lê. Đây là nhà nước hoàn thiện và hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ[cần dẫn nguồn]. Nhưng đến nửa đầu thế kỷ XVIII, các nhà nước trên bắt đầu suy yếu và rơi vào sự xâm lược hoặc lệ thuộc vào phương Tây, bắt đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa châu Âu.

    Trả lời
  2.  Nằm ở đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc. Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp. Nó có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng. Diện tích của Đông Nam Á là 4,5 triệu ki-lô-mét vuông. Đông Nam Á gồm mười một quốc gia là Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông Timo. Dân số ở Đông Nam Á rất đông và có mật độ cao. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên còn cao nhưng đang suy giảm. Các dân số ở đây đa phần là các dân số trẻ. Nguồn lao động ở đây tuy dồi dào nhưng trình độ còn hạn chế làm cho ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Sự phân bố dân cư ở đây không đều, người dân thừơng tập trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ. Các quốc gia ở Đông Nam Á có nhiều dân tộc. Trong đó một số dân tộc phân bố rộng làm cho ảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị. Và cũng là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn. Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của họ có nhiều nét tương đồng.

    Trả lời

Viết một bình luận