viết 1 đoạn văn 10-12 câu theo cách lập luận tổng phân hợp để làm rõ lời cảnh tỉnh, nhắc nhở mà nhà thơ gửi gắm trong khổ thơ cuối của bài thơ ánh tră

viết 1 đoạn văn 10-12 câu theo cách lập luận tổng phân hợp để làm rõ lời cảnh tỉnh, nhắc nhở mà nhà thơ gửi gắm trong khổ thơ cuối của bài thơ ánh trăng. Trong đoạn có sử dụng 1 phép thế và 1 câu chủ động (gạch chân chú thích rõ)
Help với đang cần gấp

0 bình luận về “viết 1 đoạn văn 10-12 câu theo cách lập luận tổng phân hợp để làm rõ lời cảnh tỉnh, nhắc nhở mà nhà thơ gửi gắm trong khổ thơ cuối của bài thơ ánh tră”

  1.                                                    Trăng vẫn tròn vành vạnh

                                                       kể chi người vô tình

                                                       ánh trăng im phăng phắc

                                                       đủ cho ta giật mình

           Khổ thơ trên trích trong bài thơ ” Ánh trăng” của tác giả Nguyễn Duy với tình huống thơ bất ngờ đột ngột, tác giả đã thể hiện những suy ngẫm sâu sắc và triết lý của mình qua hình tượng trăng(1). Mở đầu khổ thơ là hình ảnh vầng trăng “Trăng cứ tròn vành vạnh”, phụ từ chỉ sự tiếp diễn “cứ” khẳng định từ xưa đến nay và mãi mãi về sau trăng vẫn tròn vành vạnh. Cụm tính từ biểu tượng cho sự tròn đầy, đẹp đẽ. Vầng trăng, biểu tượng cho quá khứ vẹn nguyên bất biến không thay đỏi, biểu tượng cho sự thuy chung trọn vẹn của thiên nhiên, của quá khứ mặc cho lòng người đổi thay “kể chi người vô tình”. Con người thờ ơ vô tình, trăng vẫn im phăng phắc “ánh trăng im phăng phắc”. Vầng trăng giờ không còn được nhắc đến nữa mà là ánh trăng. Nó(2) là vẻ đẹp tinh túy nhất của vần trăng, ánh sáng của trăng soi sáng mọi góc tối. Ánh trăng được nhân hóa trở thành một con người cụ thể, một người ban bao dung độ lượng không trách cứ, một nhân chứng nghĩa tình có cái nhìn vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người lãng quên quá khứ. Sự im lặng ấy khiến cho nhân vật trữ tình giật mình “đủ cho ta giật minh”. Giật mình là phản xạ tự nhiên của con người, thế nhưng cái giật mình trong câu thơ này không phải là phản xạ tự nhiên mà là sự bừng thức lương tâm thật đáng trân trọng, nó thể hiện cho sự suy nghĩ, trăn trở, dằn vặt, ân hận sự thờ ơ vô tình lãng quên qua khứ nghĩa tình của bản thân để từ đó đáu tranh với chính mình để sống tốt lên. Dòng thơ cuối dồn nén biết bao nhiêu cảm xúc, tâm sự, niềm sám hối ăn năn dù không cất lên nhưng vẫn ám ảnh day dứt lòng người. Qua khổ thơ, tác giả Nguyễn Duy muốn gửi đến mọi người về lẽ sống uống nước nhớ nguồn, thủy chung ân nghĩa cùng quá khứ. Khổ thơ trên trích trong bài thơ ” Ánh trăng” của tác giả Nguyễn Duy đã thể hiện những suy ngẫm sâu sắc và triết lý của mình qua hình tượng trăng.

    Câu chủ động: (1)

    Phép thế: (2)

    Bình luận

Viết một bình luận