Viết 1 đoạn văn (200 chữ) với chủ đề: cần phải biết tiếp nhận những lời phê bình
0 bình luận về “Viết 1 đoạn văn (200 chữ) với chủ đề: cần phải biết tiếp nhận những lời phê bình”
Không ai trong chúng ta sinh ra với sự hoàn hảo. AI cũng cần phải nỗ lực thay đổi mình trên hành trình cuộc đời dài rộng. Và thật tốt, thật ý nghĩa khi ta nhận được những lời phê bình, góp ý. Và mỗi người thì đều phải tiếp nhận những lời phê bình. Lời phê bình ở đây được hiểu là những lời nhận xét về điều mà ta còn chưa tốt, chưa hoàn thiện. Lời phê bình là góp ý và cho thấy ta chưa tốt ở mặt nào đó nên mọi người thường có xu hướng không thích những lời phê bình. Họ nghĩ phê bình làm họ bẽ mặt, xấu hổ, thấy mình yếu kém. Nhưng nếu không có những lời phê bình của mọi người xugn quanh thì ta làm sao biết mình sai, mình chưa tốt. Không phải nghe lời phê bình, chỉ thích nghe lời mật ngọt, lời khen, ta mãi mãi không hoàn thiện mình, ta kém cỏi cũng như không biết nỗ lực trong cuộc sống. Những người phê bình ta không phải vì họ rảnh rỗi để soi mói ta. Phê bình ta vì muốn giúp đỡ cho ta tiến bộ, tốt hơn, thay đổi hoàn thiện hơn mỗi ngày. Tiếp nhận lời phê bình cũng cho bạn biết được điều tốt, điều hay. Nó còn là sự minh chứng cho một con người hiểu biết, biết thay đổi, biết tiếp thu và sẽ nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh. Không nhận lời phê bình, ngang ngược, bảo thủ trong quan điểm, bạn chỉ giống một chú cua không hơn không kém. Và chú cua thì sẽ sống làm sao vời đời?
Đây là một bài học sâu sắc về thái độ sống ở đời. Tác giả khuyên mọi người phải cẩn thận với những lời khen tặng. Điều này có nghĩa là chúng ta không được vì những lời tán dương dành cho bản thân mà sinh tự kiêu, cao ngạo. Cẩn thận ở đây là cẩn thận với bản tính xấu trỗi dậy trong chính mình vì Phật từng dạy:” Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”. Bài học ở đây có nghĩa là khi nhận được những lời tán dương, khen tặng thì chúng ta vẫn luôn phải giữ một cái đầu tỉnh táo và một sự khiêm tốn để có thể học hỏi nhiều hơn và tiến bộ hơn. Thứ hai, tác giả khuyên mọi người phải mở lòng với những lời chỉ trích, chê bai của cuộc đời. Điều này là hoàn toàn đúng đắn vì những lời chỉ trích chê bai có cay nghiệt đến đâu nhưng nó là những lời tâm huyết giúp chúng ta thực sự có thể nhận thấy những khuyết điểm của bản thân mà khắc phục. Mở lòng ở đây là lắng nghe có chọn lọc, chúng ta sẽ nghe những lời chỉ trích mà thực sự sẽ có ích cho mình. Những lời chê bai có ích còn có hiệu quả hơn trăm lời khen thưởng vì nó soi đường chỉ lối những khuyết điểm của bản thân để ta khắc phục, hoàn thiện chính mình. Tóm lại, bài học sống mà con người cần ghi nhớ là không được kiêu ngạo khi được tán dương và phải mở lòng đón nhận những lời chỉ trích đúng đắn.
Không ai trong chúng ta sinh ra với sự hoàn hảo. AI cũng cần phải nỗ lực thay đổi mình trên hành trình cuộc đời dài rộng. Và thật tốt, thật ý nghĩa khi ta nhận được những lời phê bình, góp ý. Và mỗi người thì đều phải tiếp nhận những lời phê bình. Lời phê bình ở đây được hiểu là những lời nhận xét về điều mà ta còn chưa tốt, chưa hoàn thiện. Lời phê bình là góp ý và cho thấy ta chưa tốt ở mặt nào đó nên mọi người thường có xu hướng không thích những lời phê bình. Họ nghĩ phê bình làm họ bẽ mặt, xấu hổ, thấy mình yếu kém. Nhưng nếu không có những lời phê bình của mọi người xugn quanh thì ta làm sao biết mình sai, mình chưa tốt. Không phải nghe lời phê bình, chỉ thích nghe lời mật ngọt, lời khen, ta mãi mãi không hoàn thiện mình, ta kém cỏi cũng như không biết nỗ lực trong cuộc sống. Những người phê bình ta không phải vì họ rảnh rỗi để soi mói ta. Phê bình ta vì muốn giúp đỡ cho ta tiến bộ, tốt hơn, thay đổi hoàn thiện hơn mỗi ngày. Tiếp nhận lời phê bình cũng cho bạn biết được điều tốt, điều hay. Nó còn là sự minh chứng cho một con người hiểu biết, biết thay đổi, biết tiếp thu và sẽ nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh. Không nhận lời phê bình, ngang ngược, bảo thủ trong quan điểm, bạn chỉ giống một chú cua không hơn không kém. Và chú cua thì sẽ sống làm sao vời đời?
Đây là một bài học sâu sắc về thái độ sống ở đời. Tác giả khuyên mọi người phải cẩn thận với những lời khen tặng. Điều này có nghĩa là chúng ta không được vì những lời tán dương dành cho bản thân mà sinh tự kiêu, cao ngạo. Cẩn thận ở đây là cẩn thận với bản tính xấu trỗi dậy trong chính mình vì Phật từng dạy:” Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”. Bài học ở đây có nghĩa là khi nhận được những lời tán dương, khen tặng thì chúng ta vẫn luôn phải giữ một cái đầu tỉnh táo và một sự khiêm tốn để có thể học hỏi nhiều hơn và tiến bộ hơn. Thứ hai, tác giả khuyên mọi người phải mở lòng với những lời chỉ trích, chê bai của cuộc đời. Điều này là hoàn toàn đúng đắn vì những lời chỉ trích chê bai có cay nghiệt đến đâu nhưng nó là những lời tâm huyết giúp chúng ta thực sự có thể nhận thấy những khuyết điểm của bản thân mà khắc phục. Mở lòng ở đây là lắng nghe có chọn lọc, chúng ta sẽ nghe những lời chỉ trích mà thực sự sẽ có ích cho mình. Những lời chê bai có ích còn có hiệu quả hơn trăm lời khen thưởng vì nó soi đường chỉ lối những khuyết điểm của bản thân để ta khắc phục, hoàn thiện chính mình. Tóm lại, bài học sống mà con người cần ghi nhớ là không được kiêu ngạo khi được tán dương và phải mở lòng đón nhận những lời chỉ trích đúng đắn.