viết 1 đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật liên có sử dụng 2 thao tác lập luận và so sánh
0 bình luận về “viết 1 đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật liên có sử dụng 2 thao tác lập luận và so sánh”
Thạch Lam, cây bút văn xuôi lãng mạn nổi tiếng của văn học Việt Nam. Tác phẩm của ông không đi sâu vào những sự kiện, biến cố mang tính chất gay cấn, cũng không đi vào cái lãng mạn tiểu tư sản đang là thời thượng lúc bấy giờ. Thạch Lam tìm chất lãng mạn trong những thứ bình dị, đời thường nhất. Hai đứa trẻ là tác phẩm thành công nhất của ông, một tác phẩm đượm buồn, bàng bạc chất thơ được nhìn nhận dưới con mắt của cô gái mới lớn – Liên. Liên là cô gái có tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước cuộc sống và thiên nhiên. Liên vốn sinh sống ở Hà Nội, cô từng được hưởng cuộc sống tràn ngập ánh sáng, niềm vui và hạnh phúc. Nhưng do biến cố của gia đình cô cùng mọi người chuyển về nơi phố huyện nghèo nàn, hiu hắt. Liên đã quen dần với cuộc sống nơi đây, yêu mùi đất ngai ngái, yêu cả những ngõ tối sâu thẳm nhưng hơn hết trong Liên vẫn bừng lên khao khát về một cuộc sống khác, cuộc sống của mơ ước, hi vọng. Liên là một cô gái có tầm lòng nhân hậu, giàu lòng yêu thương. Nhìn thấy cảnh những đứa trẻ con nhà khó khăn nhặt rác, cô bé thương cảm cho số phận của chúng song không thể làm gì bởi chính gia đình Liên cũng nghèo, bản thân hai chị em đang phải phụ giúp gia đình kiếm sống bằng cửa hàng tạp hóa nhỏ. Thấy gia cảnh chị Tí cô cũng ái ngại thay cho họ. Họ ngày đi mò cua bắt ốc, tối lại bán hàng nước mà cuộc sống chẳng khấm khá hơn. Liên ân cần hỏi han và trong lời nói chứa đựng sự xót xa, thương yêu và ái ngại cho gia cảnh của chị Tí. Đối với bà cụ Thi điên, nghe tiếng cười từ xa, như một lẽ tự nhiên, Liên quay vào rót một chén rượu rồi đưa cho cụ, ánh mắt dõi theo cho đến khi cụ đi khuất hẳn. Liên là một cô gái nhân hậu, biết yêu thương, cảm thông cho số phận và nỗi bất hạnh của những người xung quanh. Đôi mắt yêu thương đó cũng chính là tình cảm mà nhà văn Thạch Lam dành cho những người lao động nghèo khổ. Không chỉ vậy, Liên còn là cô gái tinh tế, nhạy cảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên trong khoảnh khắc của ngày tàn. Tác phẩm mở đầu bằng một buổi chiều êm ả như nhung và thoảng qua gió mát, gió ngoài đồng đưa vào cùng tiếng ếch nhái kêu ran. Khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng, thanh bình mà đượm buồn hiu quạnh. Tâm hồn Liên nâng niu, cảm nhận từng chuyển động của cuộc sống xung quanh, là mùi ẩm mốc còn lại sau phiên chợ “một mùi âm ẩm bốc lên trộn lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá”. Đó là mùi của sự thân thuộc, gắn bó với quê hương. Trong khoảnh khắc ngày tàn, Liên ngồi yên lặng bên mấy cái thuốc sơn đen, nỗi buồn của cảnh vật thấm dần vào tâm hồn nhạy cảm của một cô bé mới lớn. Khi màn đêm buông xuống, Liên thích thú ngắm nhìn bầu trời với hàng ngàn vạn ánh sao lung linh, lấp lánh trên bầu trời. Và tâm hồn ngây thơ, trong sáng ấy tưởng tượng ra dòng sông ngân hà với hai con vịt đi theo chân ông thần nông, thế giới cổ tích của tuổi thơ ùa về trong tâm hồn chị. Những cánh hoa bàng mỏng manh khẽ rơi trên vai cũng được tâm hồn nhạy cảm của Liên cảm biết hết. Không chỉ vậy, ẩn sâu trong tâm hồn Liên, cô luôn đi tìm những nguồn sáng khác nhau xung quanh cuộc sống của mình, đó chỉ là những khe sáng, vệt sáng, quầng sáng, … dù nhỏ bé, yếu ớt không thể đi cái tối tắm ngập đầy hết cả không gian nhưng nó cũng cho thấy khát vọng đổi đời mãnh liệt của nhân vật. Vậy tại sao khao khát đổi đời lại thể hiện ở nhân vật Liên mạnh mẽ đến vậy. Bởi trước hết Liên còn là một đứa bé, cô đang ở độ tuổi mười bốn, mười lăm, không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn, cô có những nhận biết, cảm nhận thế giới xung quanh rất rõ ràng. Liên lại còn từng được sống trong cuộc sống hạnh phúc, cuộc sống “mơ ước” nên hơn ai hết cô hiểu vị ngọt của cuộc sống đầy ánh sáng ấy. Nếu như những người dân nơi đây cũng khao khát được đổi đời, nhưng chưa bao họ được hưởng thụ cuộc sống đó nên khao khát ấy vẫn mơ hồ, không xác định. Bởi vậy, khao khát mơ ước đổi đời đặt vào nhân vật Liên là hoàn toàn hợp lí, Liên còn trẻ và còn nhiều cơ hội để thay đổi cuộc sống, để biến mơ ước thành hiện thực. Khao khát đổi đời thoát khỏi cuộc sống quẩn quanh, bế tắc cũng cho thấy tấm lòng nhân đạo cao cả của Thạch Lam đối với con người: thương cảm cho số phận của những kiếp người sống mòn nơi phố huyện. Nâng niu và trân trọng mơ ước của Liên và những con người nơi đây. Và khao khát đổi đời đó được tập trung thể hiện rõ nhất trong cảnh chờ đoàn tàu nơi phố huyện đi qua. Chị em Liên thức đợi tàu không phải để bán thêm một vài món hàng như lời mẹ dặn, mà thức để hưởng thụ đôi chút khoảnh khắc lung linh, rực rỡ ánh sáng của một cuộc sống khác thoáng qua phút chốc. Đây có lẽ không phải đêm đầu tiên hai chị em Liên thức đợi tàu, mà rất nhiều đêm kể từ khi chuyển về nơi phố huyện sinh sống, nhưng khao khát đợi tàu vẫn không thôi cháy bỏng, đặc biệt là với Liên. Cô không ngủ, mà chờ bằng được đoàn tàu đi qua. Tiếng gọi em không chỉ đơn thuần là tiếng gọi mà nó còn như một tiếng reo vui, hân hoan khi đoàn tàu sắp đi qua. Liên đợi tàu từ khi đèn ghi xuất hiện cho đến khi nó đi khuất chỉ còn một chấm đỏ ở sau đuôi và chìm vào tắm tôi. Bằng còn mắt quan sát tinh tường và tâm hồn nhạy cảm, ngay lập tức Liên đã nhận ra đoàn tàu hôm nay hình như kém sáng hơn. Nếu không phải ngày nào cũng khao khát ngắm nghía dõi theo thì sao Liên có thể nhận ra sự thay đổi ấy khi đoan tàu chỉ vụt qua phố huyện trong vài giây ngắn ngủi. Đối với Liên đoàn tàu không chỉ đơn thuần là một sự vật lướt nhanh qua phố huyện, mà bản thân đoàn tàu đó còn mang rất nhiều ý nghĩa. Đoàn tàu là hình ảnh của quá khứ xa xôi, đẹp đẽ, của Hà Nội xa xăm, đó là thế giới thần tiên mà cô đã từng được sống. Đoàn tàu còn là biểu tượng của thế giới hạnh phúc mà không chỉ Liên mà tất cả người dân phố huyện nơi đây đều khao khát. Đoàn tàu là mơ ước đổi đời mãnh liệt, tha thiết của con người nơi đây đặc biệt là Liên. Với hình ảnh đoàn toàn, Thạch lam cũng gửi gắm nhiều tình cảm, xót thương cho những đứa trẻ, người dân phố huyện. Ông trân trọng khát vọng đổi đời chân chính của họ. Đồng thời cũng gửi gắm thông điệp con người cần phải vượt thoát khỏi thực tại nghèo nàn, tù túng để vươn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhân vật Liên được tác giả miêu tả chủ yếu ở phương diện nội tâm. Với lời văn giàu chất thơ, đi sâu miêu tả những rung động tinh tế của nhân vật trước thiên nhiên và những khao khát mãnh liệt được đổi đời của nhân vật. Nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam không chỉ là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu thương những người xung quanh, mà còn là một cô gái có khao khát sống, đổi đời mãnh liệt. Tâm hồn trẻ thơ đó luôn hướng đến một cuộc sống đẹp hơn, đáng sống hơn. Qua nhân vật này tác giả cũng gửi gắm những giá trị nhân đạo sâu sắc.
Thạch Lam, cây bút văn xuôi lãng mạn nổi tiếng của văn học Việt Nam. Tác phẩm của ông không đi sâu vào những sự kiện, biến cố mang tính chất gay cấn, cũng không đi vào cái lãng mạn tiểu tư sản đang là thời thượng lúc bấy giờ. Thạch Lam tìm chất lãng mạn trong những thứ bình dị, đời thường nhất. Hai đứa trẻ là tác phẩm thành công nhất của ông, một tác phẩm đượm buồn, bàng bạc chất thơ được nhìn nhận dưới con mắt của cô gái mới lớn – Liên. Liên là cô gái có tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước cuộc sống và thiên nhiên.
Liên vốn sinh sống ở Hà Nội, cô từng được hưởng cuộc sống tràn ngập ánh sáng, niềm vui và hạnh phúc. Nhưng do biến cố của gia đình cô cùng mọi người chuyển về nơi phố huyện nghèo nàn, hiu hắt. Liên đã quen dần với cuộc sống nơi đây, yêu mùi đất ngai ngái, yêu cả những ngõ tối sâu thẳm nhưng hơn hết trong Liên vẫn bừng lên khao khát về một cuộc sống khác, cuộc sống của mơ ước, hi vọng.
Liên là một cô gái có tầm lòng nhân hậu, giàu lòng yêu thương. Nhìn thấy cảnh những đứa trẻ con nhà khó khăn nhặt rác, cô bé thương cảm cho số phận của chúng song không thể làm gì bởi chính gia đình Liên cũng nghèo, bản thân hai chị em đang phải phụ giúp gia đình kiếm sống bằng cửa hàng tạp hóa nhỏ. Thấy gia cảnh chị Tí cô cũng ái ngại thay cho họ. Họ ngày đi mò cua bắt ốc, tối lại bán hàng nước mà cuộc sống chẳng khấm khá hơn. Liên ân cần hỏi han và trong lời nói chứa đựng sự xót xa, thương yêu và ái ngại cho gia cảnh của chị Tí. Đối với bà cụ Thi điên, nghe tiếng cười từ xa, như một lẽ tự nhiên, Liên quay vào rót một chén rượu rồi đưa cho cụ, ánh mắt dõi theo cho đến khi cụ đi khuất hẳn. Liên là một cô gái nhân hậu, biết yêu thương, cảm thông cho số phận và nỗi bất hạnh của những người xung quanh. Đôi mắt yêu thương đó cũng chính là tình cảm mà nhà văn Thạch Lam dành cho những người lao động nghèo khổ.
Không chỉ vậy, Liên còn là cô gái tinh tế, nhạy cảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên trong khoảnh khắc của ngày tàn. Tác phẩm mở đầu bằng một buổi chiều êm ả như nhung và thoảng qua gió mát, gió ngoài đồng đưa vào cùng tiếng ếch nhái kêu ran. Khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng, thanh bình mà đượm buồn hiu quạnh. Tâm hồn Liên nâng niu, cảm nhận từng chuyển động của cuộc sống xung quanh, là mùi ẩm mốc còn lại sau phiên chợ “một mùi âm ẩm bốc lên trộn lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá”. Đó là mùi của sự thân thuộc, gắn bó với quê hương. Trong khoảnh khắc ngày tàn, Liên ngồi yên lặng bên mấy cái thuốc sơn đen, nỗi buồn của cảnh vật thấm dần vào tâm hồn nhạy cảm của một cô bé mới lớn.
Khi màn đêm buông xuống, Liên thích thú ngắm nhìn bầu trời với hàng ngàn vạn ánh sao lung linh, lấp lánh trên bầu trời. Và tâm hồn ngây thơ, trong sáng ấy tưởng tượng ra dòng sông ngân hà với hai con vịt đi theo chân ông thần nông, thế giới cổ tích của tuổi thơ ùa về trong tâm hồn chị. Những cánh hoa bàng mỏng manh khẽ rơi trên vai cũng được tâm hồn nhạy cảm của Liên cảm biết hết. Không chỉ vậy, ẩn sâu trong tâm hồn Liên, cô luôn đi tìm những nguồn sáng khác nhau xung quanh cuộc sống của mình, đó chỉ là những khe sáng, vệt sáng, quầng sáng, … dù nhỏ bé, yếu ớt không thể đi cái tối tắm ngập đầy hết cả không gian nhưng nó cũng cho thấy khát vọng đổi đời mãnh liệt của nhân vật.
Vậy tại sao khao khát đổi đời lại thể hiện ở nhân vật Liên mạnh mẽ đến vậy. Bởi trước hết Liên còn là một đứa bé, cô đang ở độ tuổi mười bốn, mười lăm, không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn, cô có những nhận biết, cảm nhận thế giới xung quanh rất rõ ràng. Liên lại còn từng được sống trong cuộc sống hạnh phúc, cuộc sống “mơ ước” nên hơn ai hết cô hiểu vị ngọt của cuộc sống đầy ánh sáng ấy. Nếu như những người dân nơi đây cũng khao khát được đổi đời, nhưng chưa bao họ được hưởng thụ cuộc sống đó nên khao khát ấy vẫn mơ hồ, không xác định. Bởi vậy, khao khát mơ ước đổi đời đặt vào nhân vật Liên là hoàn toàn hợp lí, Liên còn trẻ và còn nhiều cơ hội để thay đổi cuộc sống, để biến mơ ước thành hiện thực. Khao khát đổi đời thoát khỏi cuộc sống quẩn quanh, bế tắc cũng cho thấy tấm lòng nhân đạo cao cả của Thạch Lam đối với con người: thương cảm cho số phận của những kiếp người sống mòn nơi phố huyện. Nâng niu và trân trọng mơ ước của Liên và những con người nơi đây.
Và khao khát đổi đời đó được tập trung thể hiện rõ nhất trong cảnh chờ đoàn tàu nơi phố huyện đi qua. Chị em Liên thức đợi tàu không phải để bán thêm một vài món hàng như lời mẹ dặn, mà thức để hưởng thụ đôi chút khoảnh khắc lung linh, rực rỡ ánh sáng của một cuộc sống khác thoáng qua phút chốc. Đây có lẽ không phải đêm đầu tiên hai chị em Liên thức đợi tàu, mà rất nhiều đêm kể từ khi chuyển về nơi phố huyện sinh sống, nhưng khao khát đợi tàu vẫn không thôi cháy bỏng, đặc biệt là với Liên. Cô không ngủ, mà chờ bằng được đoàn tàu đi qua. Tiếng gọi em không chỉ đơn thuần là tiếng gọi mà nó còn như một tiếng reo vui, hân hoan khi đoàn tàu sắp đi qua. Liên đợi tàu từ khi đèn ghi xuất hiện cho đến khi nó đi khuất chỉ còn một chấm đỏ ở sau đuôi và chìm vào tắm tôi. Bằng còn mắt quan sát tinh tường và tâm hồn nhạy cảm, ngay lập tức Liên đã nhận ra đoàn tàu hôm nay hình như kém sáng hơn. Nếu không phải ngày nào cũng khao khát ngắm nghía dõi theo thì sao Liên có thể nhận ra sự thay đổi ấy khi đoan tàu chỉ vụt qua phố huyện trong vài giây ngắn ngủi.
Đối với Liên đoàn tàu không chỉ đơn thuần là một sự vật lướt nhanh qua phố huyện, mà bản thân đoàn tàu đó còn mang rất nhiều ý nghĩa. Đoàn tàu là hình ảnh của quá khứ xa xôi, đẹp đẽ, của Hà Nội xa xăm, đó là thế giới thần tiên mà cô đã từng được sống. Đoàn tàu còn là biểu tượng của thế giới hạnh phúc mà không chỉ Liên mà tất cả người dân phố huyện nơi đây đều khao khát. Đoàn tàu là mơ ước đổi đời mãnh liệt, tha thiết của con người nơi đây đặc biệt là Liên. Với hình ảnh đoàn toàn, Thạch lam cũng gửi gắm nhiều tình cảm, xót thương cho những đứa trẻ, người dân phố huyện. Ông trân trọng khát vọng đổi đời chân chính của họ. Đồng thời cũng gửi gắm thông điệp con người cần phải vượt thoát khỏi thực tại nghèo nàn, tù túng để vươn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nhân vật Liên được tác giả miêu tả chủ yếu ở phương diện nội tâm. Với lời văn giàu chất thơ, đi sâu miêu tả những rung động tinh tế của nhân vật trước thiên nhiên và những khao khát mãnh liệt được đổi đời của nhân vật.
Nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam không chỉ là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu thương những người xung quanh, mà còn là một cô gái có khao khát sống, đổi đời mãnh liệt. Tâm hồn trẻ thơ đó luôn hướng đến một cuộc sống đẹp hơn, đáng sống hơn. Qua nhân vật này tác giả cũng gửi gắm những giá trị nhân đạo sâu sắc.
“MÌNH CHÚC BẠN HỌC TỐT”