Viết 1 đoạn văn giới thiệu ngắn gọn về 1 làng nghề truyền thống ở TP Hồ Chí Minh Giúp mik vẫn ạk <3 camon nhìu

Viết 1 đoạn văn giới thiệu ngắn gọn về 1 làng nghề truyền thống ở TP Hồ Chí Minh
Giúp mik vẫn ạk <3 camon nhìu

0 bình luận về “Viết 1 đoạn văn giới thiệu ngắn gọn về 1 làng nghề truyền thống ở TP Hồ Chí Minh Giúp mik vẫn ạk <3 camon nhìu”

  1.  Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh vốn nổi tiếng phồn hoa và phát triển nhộn nhịp.

    Hình ảnh cuộc sống hiện đại dần thay thế cho những giá trị thủ công xưa cũ. Thế nhưng, ít ai biết rằng giữa thành phố sôi động ấy vẫn tồn tại một làng nghề truyeenff thống lâu đời , đó là nghề đúc lư đồng

    Làng đúc lư đồng An Hội thuộc quận Gò Vấp, xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 và phát triển theo những thăng trầm của lịch sử hàng trăm năm, cùng với quá trình đô thị hóa của Sài Gòn.

    Làng nghề truyền thống An Hội chuyên chế tác các sản phẩm lư đồng, các vật thờ cúng bằng đồng phục vụ đời sống tâm linh của người Việt.

    Đúc lư đồng là công việc khá vất vả, phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi người thợ không chỉ có kỹ thuật cao mà còn khéo léo, tỉ mỉ và kiên trì trong mỗi khâu.

    Trước hết là làm khuôn (khuôn ruột và khuôn vỏ) là khâu vô cùng quan trọng. Khuôn ruột làm từ đất sét lẫn cát. Loại đất đáp ứng yêu cầu này thường được đặt mua từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, đem nghiền nhuyễn, sàng lọc thành bột rồi được trộn với tro trấu

    Tiếp đến là đúc khuôn sáp từ sáp ong trộn với sáp đèn cầy, công đoạn này đòi hỏi người thợ có tay nghề cao và khéo.

    Bởi khuôn sáp chính là hình ảnh của bộ lư đồng khi thành hình sau này. Khuôn sáp sẽ được chuyển cho người thợ khác bọc các lớp đất sét giã nhuyễn bên ngoài, loại đất này nhất định phải thật mịn để sau khi đúc sẽ không bị rỗ.

    Sau đó, khuôn sẽ được phơi khô, rồi đổ đồng đã nóng chảy vào bên trong. Việc pha chế đồng trước khi nung chảy cũng đặc biệt công phu và quan trọng. Cuối cùng là khâu trút khỏi khuôn, làm nguội và gia công tỉ mỉ.

    Theo các nghệ nhân ở làng nghề truyền thống An Hội, pha chế đồng trong nghề đúc lư không chỉ pha theo công thức mà phải lượng theo kinh nghiệm tay nghề của mỗi người, mỗi xưởng lại có một cách chế khác nhau, tạo ra những sản phẩm đặc trưng làm nên thương hiệu riêng biệt.

    Ngày nay, làng nghề An Hội không còn quy mô lớn như trước nhưng vẫn có xưởng sản xuất của nghệ nhân Hai Thắng, một năm tạo ra được khoảng hơn một nghìn sản phẩm lư đồng thờ cúng, tạo công ăn việc làm cho gần 10 nhân công với thu nhập khá ổn định.

    số làng nghề truyền thống lâu đời.

    Bình luận

Viết một bình luận