Viết 1 đoạn văn khoảng 10-12 câu làm rõ nghệ thuật miêu tả nội tâm trong Kiều ở lầu Ngưng Bích

Viết 1 đoạn văn khoảng 10-12 câu làm rõ nghệ thuật miêu tả nội tâm trong Kiều ở lầu Ngưng Bích

0 bình luận về “Viết 1 đoạn văn khoảng 10-12 câu làm rõ nghệ thuật miêu tả nội tâm trong Kiều ở lầu Ngưng Bích”

  1.       Bằng việc sử dụng điệp ngữ ” buồn trông ” được lặp lại ở đầu mỗi câu thơ đã cho ta thấy tâm trạng buồn tủi, chán ngán với cuộc sống của Thúy Kiều. ” Buồn trông” nghĩa là buồn mà trông ra bốn phía với sự mong ngóng, chờ đợi một điều gì đó sẽ xảy ra làm thay đổi thực tại. Nhưng với Kiều, ” buồn trông” lại là sự vô vọng. ” Buồng trông” còn có cái hoảng hốt, lo âu; có cả dự cảm hãi hùng của người con gái ngây thơ lần đầu lạc bước trước dòng đời vô tận. Điệp ngữ “buồn trông” được Nguyễn Du kết hợp với các từ láy tượng hình, tượng thanh đã làm diễn tả nỗi uồn với những sắc thái khác nhau của Thúy Kiều. Nỗi buồn ấy ngày một tăng dần, dâng lên lớp lớp; nó vô vọng tạo nên một âm hưởng trầm buồn trong sự cô đơn, tuyệt vọng của nàng. Như vậy, ta có thể thấy rằng nỗi buồn của Kiều vừa tạo nên điệp khúc cho bài thơ, vừa tạo nên điệp khúc của tâm trạng con người.

    Bình luận
  2. Truyện Kiều của NGuyễn Du đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật miêu tả, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình, mượn hình ảnh của thiên nhiên vũ trụ để làm nổi bật lên tình cảnh con người, những xúc cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình. Bút pháp tả cảnh ngụ tình này được thể hiện rõ nét qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

    Nói về tình cảnh cô đơn, lẻ loi của nàng Kiều khi sống một mình ở lầu Ngưng Bích, tác giả Nguyễn Du đã có những miêu tả về không gian trống vắng, tĩnh lặng của lầu Ngưng Bích:

    “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

    Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

    Bốn bề bát ngát xa trông

    Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”’

    Bình luận

Viết một bình luận