viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ cuối của bài thơ “khi con tu hú”

By Raelynn

viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ cuối của bài thơ “khi con tu hú”

0 bình luận về “viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ cuối của bài thơ “khi con tu hú””

  1. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ cuối của bài thơ “Khi con tu hú”

    Bốn câu thơ cuối của bài thơ “Khi con tu hú” quả là vô cùng đặc sắc. Lúc này không còn cái phơi phới của người chiến sĩ được cống hiến, được hoạt động Cách mạng, được say sưa với cuộc đời mà thay vào đó tác giả bị giam cầm trong bốn bức tường xà lim nhà tù lạnh lẽo:”Ta nghe hè dậy bên lòng/ Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”. Tiếng đời của cuộc sống ngoài kia cứ vẫy gọi người chiến sĩ cách mạng khiến tâm trạng của anh ngày càng bức bối, ngày càng u uất, tất cả như những đợt sóng dồn dập bủa vây tâm trí người tù cách mạng. Người chiến sĩ như muốn phá tan xiềng xích nhà tù để trở lại cuộc sống tự do bên ngoài, nơi đó có đồng bào máu mủ, có những người đồng chí, đồng đội, để tiếp tục được say sưa hoạt động, được theo đuổi lí tưởng cách mạng suốt cuộc đời của mình, đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tiếng chim tu hú lúc này vang lên khắc khoải, da diết: “Ngột làm sao, chết uất thôi/ Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”. Tiếng chim tu hú như khắc sâu vào tâm trí người tù cách mạng, gợi sự bức bối, ngột ngạt và thôi thúc khao khát tự do, nung nấu ý chí hành động để lấy lại những gì đã mất. Tiếng chim tú hú vang lên bủa vây tâm trí. Đó là tiếng gọi của tự do, là tiếng gọi của cuộc sống tha thiết đầy quyến rũ. Bằng ngòi bút lãng mạn đầy tinh tế, sử dụng phép kết cấu đầu cuối hô ứng, tác giả Tố Hữu đã cho ta thấy được tình yêu quê hương thiết tha và lòng chiến đấu hăng hái sục sôi, khát khao tự do của người chiến sĩ cộng sản.

    #NOCOPY

    Trả lời
  2.     Bốn câu cuối trong bài Khi con tu hú chính là bức tranh tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh, tâm hồn hòa vào màu sắc thiên nhiên tưng bừng nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng trước hiện thực phũ phàng. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giới bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu. Cảm xúc cứ dâng lên từng đợt, từng đợt như sóng dậy, thôi thúc con người bật tung xiềng xích, phá tan tù ngục để trở về với cuộc sống phóng khoáng, tự do. Người chiến sĩ muốn đạp muốn phá tất cả. Tâm trạng đau khổ, uất ức bật thốt thành lời thơ thống thiết. Bằng giọng điệu căm phẫn tác giả đã cho thấy  niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài.

    Trả lời

Viết một bình luận